Trình độ chuyên môn là gì? Trình độ chuyên môn ghi trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc như thế nào?

Trình độ chuyên môn là gì? Trình độ chuyên môn ghi trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc như thế nào? Câu hỏi từ Anh P.T - TPHCM.

Trình độ chuyên môn là gì?

"Trình độ chuyên môn là gì?" "Nên viết trình độ chuyên môn như thế nào trong sơ yếu lý lịch để tăng khả năng trúng tuyển?" Đây là câu hỏi của không ít người đang trong quá trình làm hồ sơ xin việc. Vậy, trình độ chuyên môn là gì?

Trình độ chuyên môn tiếng Anh gọi là professional qualification, được dùng để mô tả khả năng hoặc năng lực cá nhân về một lĩnh vực nhất định nào đó.

Các bậc trình độ chuyên môn hiện nay:

(1) Trình độ sơ cấp

Trình độ này dành cho các chương trình học tập và đào tạo trong thời gian ngắn, với hình thức học kiến thức song song với thực hành.

Các khóa đào tạo giúp đạt trình độ sơ cấp thường áp dụng đối với các ngành nghề về kỹ thuật trong các trường dạy nghề.

(2) Trình độ trung cấp

Trình độ trung cấp dành cho những người đã hoàn thành xong chương trình giáo dục bậc trung học phổ thông và cả trung học cơ sở, sau đó mới có thể học tiếp trung cấp.

Thời gian học trung cấp sẽ kéo dài từ 02 đến 04 năm, tùy theo việc người đó đã hoàn thành chương trình trung học cơ sở hay trung học phổ thông.

Với trình độ trung cấp, một người sẽ có những kiến thức chuyên sâu hơn về một lĩnh vực cụ thể, đủ để làm việc một cách độc lập.

(3) Trình độ cao đẳng

Chương trình cao đẳng chỉ áp dụng cho những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và thời gian học kéo dài 03 năm. Với chương trình học cao đẳng, người học sẽ được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên sâu hơn về một ngành nghề cụ thể.

Với trình độ cao đẳng, một người có đủ khả năng để giải quyết các vấn đề mang tính phức tạp. Họ có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm và có đủ năng lực với các vị trí quản lý.

(4) Trình độ đại học

Chương trình đại học sẽ đào tạo sinh viên những kiến thức chuyên môn một cách chuyên sâu với kiến thức lớn và toàn diện hơn, cùng nhiều kỹ năng hỗ trợ cho công việc.

Thời gian đào tạo chương trình đại học tuỳ thuộc vào từng ngành học, có những ngành thời gian đào tạo trong 04 năm, nhưng có những ngành thời gian đào tạo đến 06 năm.

(5) Trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ

Chương trình Thạc sĩ, Tiến sĩ được áp dụng đối với những người đã tốt nghiệp đại học. Họ có nhu cầu nâng cao hơn các kỹ năng về chuyên môn nghề nghiệp hoặc nguyện vọng tìm hiểu kiến thức chuyên sâu hơn.

*Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo

Trình độ chuyên môn là gì? Trình độ chuyên môn ghi trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc như thế nào?

Trình độ chuyên môn là gì? Trình độ chuyên môn ghi trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc như thế nào? (Hình từ Internet)

Trình độ chuyên môn ghi trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc như thế nào?

Cách ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc như sau:

Cần tìm hiểu kĩ vị trí ứng tuyển, từ đó đưa ra trình độ chuyên môn phù hợp để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn hồ sơ.

Điều quan trọng nhất khi điền trình độ chuyên môn là tính trung thực, bạn cần thể hiện chính xác trình độ chuyên môn của mình. Trình độ chuyên môn chứng minh sự phù hợp với vị trí ứng tuyển, tuyệt đối không vì muốn làm công việc đó mà ghi sai sự thật.

Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội thì trình độ chuyên môn của bạn là "Cử nhân Luật". Nếu bạn tốt nghiệp cao đẳng ngành công nghệ thông tin thì trình độ chuyên môn của bạn là "cao đẳng ngành công nghệ thông tin".

Việc kiểm chứng về trình độ chuyên môn có thể được thực hiện thông qua kiểm tra bằng cấp chuyên môn và năng lực mà bạn thể hiện trong quá trình làm việc.

>> Mẫu Sơ yếu lý lịch tự thuật: Tải

Cần công chứng, chứng thực giấy tờ gì trong hồ sơ xin việc?

Tại khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xác nhận, chứng nhận một sự việc, giấy tờ, văn bản, chữ ký cá nhân, thông tin cá nhân,..

Căn cứ khoản 1,2,3,4 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định các loại chứng thực sau:

- “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

- “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

- “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.

- “Chứng thực hợp đồng, giao dịch” là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch;

Năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Việc công chứng, chứng thực các giấy tờ trong hồ sơ xin việc là không bắt buộc. Tuy nhiên, trong thực tế, hầu hết các công ty khi tuyển dụng nhân sự đều yêu cầu ứng viên cung cấp giấy tờ có chứng thực nhằm đảm bảo tính chính xác thông tin cá nhân của ứng viên.

Theo đó, một số giấy tờ trong hồ sơ xin việc trong thực tế mà ứng viên cần chứng thực như sau:

- Sơ yếu lý lịch;

- Bản photo chứng minh nhân dân/căn cước công dân (Chứng thực bản sao từ bản chính);

- Bản photo giấy khai sinh (Chứng thực bản sao từ bản chính);

- Bản photo bằng tốt nghiệp và chứng chỉ liên quan... (Chứng thực bản sao từ bản chính).

Trình độ chuyên môn
Hồ sơ xin việc Tải về trọn bộ biểu mẫu hổ sơ xin việc và quy định điều chỉnh hiện hành:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ xin việc có bắt buộc nộp giấy khám sức khỏe?
Pháp luật
Mẫu viết hồ sơ xin việc làm công ty 2025 chuẩn nhất cho người lao động? Hồ sơ xin việc 2025 có cần hộ khẩu không?
Pháp luật
Trình độ chuyên môn ghi trong sơ yếu lý lịch là gì? Hướng dẫn cách viết trình độ chuyên môn đúng chuẩn năm 2024?
Pháp luật
Mẫu đơn xin việc cho sinh viên mới ra trường mới nhất? Một số lưu ý khi viết đơn xin việc cho đúng chuẩn?
Pháp luật
Hồ sơ xin việc đầy đủ nhất hiện nay gồm có những giấy tờ gì? Mẫu thư giới thiệu xin việc khi ứng tuyển thế nào cho ấn tượng?
Pháp luật
Mẫu bộ hồ sơ xin việc 2024 mới nhất? Có bắt buộc phải photo công chứng sổ hộ khẩu khi nộp hồ sơ xin việc không?
Pháp luật
Trình độ chuyên môn là gì? Trình độ chuyên môn ghi trong sơ yếu lý lịch, CV xin việc như thế nào?
Pháp luật
Công ty giữ bản chính bằng tốt đại học trong hồ sơ xin việc của tôi khi ký hợp đồng lao động như vậy có đúng không?
Pháp luật
Hồ sơ xin việc gồm những gì? Khi đi chứng thực sơ yếu lý lịch cần những giấy tờ gì và chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu?
Pháp luật
Tôi có được lấy lại hồ sơ xin việc khi nghỉ việc không? Công ty không trả lại hồ sơ xin việc cho NLĐ có bị phạt không?
Pháp luật
Hồ sơ xin việc gồm những gì? Những lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc để thu hút nhà tuyển dụng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trình độ chuyên môn
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
5,678 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trình độ chuyên môn Hồ sơ xin việc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trình độ chuyên môn Xem toàn bộ văn bản về Hồ sơ xin việc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào