Trình tự bầu ban kiểm phiếu trong kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện thế nào?
Hướng dẫn bầu ban kiểm phiếu trong kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân các cấp?
Căn cứ điểm a khoản 5 Hướng dẫn 883/HD-UBTVQH14 năm 2021 thì trình tự bầu Ban kiểm phiếu, nhiệm vụ, quyền hạn và nguyên tắc xác định kết quả bầu cử của Ban kiểm phiếu được hướng dẫn như sau:
- Bầu Ban kiểm phiếu:
+ Chủ tọa kỳ họp giới thiệu nhân sự để Hội đồng nhân dân bầu ban kiểm phiếu. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bầu Ban kiểm phiếu có ít nhất là 07 thành viên; cấp huyện có ít nhất là 05 thành viên và cấp xã có ít nhất là 03 thành viên. Ban kiểm phiếu gồm Trưởng ban, Thư ký và các Ủy viên là đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021 - 2026.
+ Ban kiểm phiếu được bầu một lần và thực hiện việc kiểm phiếu trong tất cả các lần bỏ phiếu kín tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.
+ Số lượng thành viên tối đa của Ban Kiểm phiếu do Hội đồng nhân dân quyết định trên cơ sở số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân nhằm bảo đảm việc kiểm phiếu diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
+ Người có tên trong danh sách để Hội đồng nhân dân bầu không được làm thành viên Ban kiểm phiếu.
+ Trường hợp có thành viên Ban kiểm phiếu thuộc diện cần thay thế thì Hội đồng nhân dân quyết định việc thay thế, bổ sung thành viên Ban kiểm phiếu theo đề nghị của Chủ tọa kỳ họp.
+ Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn thủ tục, trình tự bỏ phiếu, kiểm phiếu và công bố kết quả kiểm phiếu đối với các nội dung mà Hội đồng nhân dân bỏ phiếu kín. Ban kiểm phiếu kết thúc nhiệm vụ sau khi đã hoàn thành các công tác kiểm phiếu tại kỳ họp.
- Ban kiểm phiếu xác định kết quả bầu cử của Hội đồng nhân dân theo nguyên tắc sau đây:
+ Người được quá nửa số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân và được nhiều phiếu hơn thì trúng cử;
+ Trường hợp nhiều người được bầu vào cùng một chức vụ có số phiếu ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân thì Hội đồng nhân dân bầu lại chức vụ này trong số những người được số phiếu cao nhất ngang nhau. Trong số những người được bầu lại, người được số phiếu nhiều hơn là người trúng cử; nếu bầu lại mà nhiều người vẫn được số phiếu ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
Trình tự bầu ban kiểm phiếu trong kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Bầu Ban kiểm phiếu trong kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân các cấp được biểu quyết bằng cách nào?
Căn cứ khoản 4 Hướng dẫn 883/HD-UBTVQH14 năm 2021 có quy định về cách thức quyết định các vấn đề tại kỳ họp thứ nhất như sau:
4. Cách thức quyết định các vấn đề tại kỳ họp thứ nhất
a) Hội đồng nhân dân quyết định biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử đối với các vấn đề sau đây:
- Thông qua chương trình kỳ họp hoặc điều chỉnh chương trình kỳ họp;
- Thông qua nghị quyết thành lập Ban Dân tộc nhiệm kỳ 2021 - 2026 (nếu có);
- Bầu Ban kiểm phiếu;
- Thông qua nghị quyết về việc bầu chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân;
- Thông qua nghị quyết về kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ năm 2021;
- Quyết định các nội dung khác (nếu có), trừ các nội dung quy định tại điểm b mục này.
b) Hội đồng nhân dân quyết định bằng hình thức bỏ phiếu kín đối với các vấn đề sau đây:
- Bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Ban của Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy viên Ủy ban nhân dân; Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân;
- Quyết định các vấn đề khác mà Hội đồng nhân dân xét thấy cần thiết phải bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Theo đó, Bầu Ban kiểm phiếu trong kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện thông biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc biểu quyết bằng hệ thống biểu quyết điện tử.
Thời gian tiến hành kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân các cấp là khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 80 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định như sau;
Triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân
1. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới được triệu tập chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; đối với địa phương có bầu cử lại, bầu cử thêm đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc lùi ngày bầu cử thì thời hạn triệu tập kỳ họp thứ nhất được tính từ ngày bầu cử lại, bầu cử thêm.
Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước triệu tập. Trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước triệu tập kỳ họp; nếu khuyết cả Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên, đối với cấp tỉnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định triệu tập viên, để triệu tập kỳ họp Hội đồng nhân dân.
Theo đó, kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới được triệu tập chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. Trường hợp phải bầu cử lại, bầu cử thêm đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc lùi ngày bầu cử thì thời hạn triệu tập kỳ họp thứ nhất được tính từ ngày bầu cử lại, bầu cử thêm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?