Trình tự đưa hàng hóa nhóm 2 qua khu vực giám sát khi gặp sự cố theo Quyết định 2538 như thế nào?
Trình tự đưa hàng hóa nhóm 2 qua khu vực giám sát khi gặp sự cố theo Quyết định 2538 như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-TCHQ năm 2024 có quy định về trình tự đưa hàng hóa nhóm 2 qua khu vực giám sát khi gặp sự cố như sau:
- Chi cục Hải quan bố trí cán bộ khai thác thông tin trên Bảng kê chỉ tiết hàng hóa phân tích đánh giá rủi ro.
- Chi cục trưởng lựa chọn ngẫu nhiên một số lô hàng đề kiểm tra thực tế trực tiếp hàng hóa, tỉ lệ kiểm tra không quá 0.2% tổng số lô hàng vận đơn thuộc Bảng kê chi tiết khai kèm tờ khai giấy.
Thông báo cho người khai hải quan danh sách các lỏ hàng phải kiểm tra thực tế trực tiếp theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-TCHQ năm 2024.
- Thực hiện soi chiếu toàn bộ hàng hóa nhóm 2 trước khi đưa qua khu vực giám sát trừ hàng hóa đã kiểm tra thực tế trực tiếp.
- Đối với các lô hàng soi chiếu có nghi vấn: Thực hiện mở kiểm tra thực tế trực tiếp và thông báo cho doanh nghiệp theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2538/QĐ-TCHQ năm 2024 (tại ở ghi chủ ghi rõ "lô hàng có nghĩ vẫn khi soi chiều").
- Đối với các lô hàng soi chiều không có nghi vấn:
+ Công chức hải quan kỳ tên, ghi ngày, tháng năm, ghi rõ số lượng lò hàng thuộc tờ khai phải kiểm tra thực tế trực tiếp chưa được đưa qua khu vực giảm sát, đồng dầu công chức tại ở số 36 đối với tờ nhập khẩu, ô số 31 đôi với tờ khai xuất khẩu trên 02 tờ khai hải quan.
Đồng thời ký tên; ghi ngày, tháng năm, dòng dầu công chức trên bảng kê chi tiết hàng hóa và giao doanh nghiệp lưu 01 bản, cơ quan hải quan lưu 01 bản (tờ khai hải quan. Bảng kê chi tiết hàng hỏa, Mẫu số 04 nêu trên.
+ Cho phép các lô hàng soi chiều không có nghĩ vẫn qua khu vực giảm sát hải quan.
- Đối với hàng hỏa phải kiểm tra thực tế trực tiếp theo Mẫu số 04 nêu trên: Sau khi kiểm tra trực tiếp thực tế hàng hỏa, nếu phù hợp khai bảo thì tại phân ý kiến của cơ quan hải quan ghi "phủ hợp khai bảo" và ký tên đóng dấu công chức (số 9) trên Mẫu số 04 nêu trên.
Trường hợp có hàng hỏa không phủ hợp khai bảo thị ghi rõ số vận đơn có hàng hóa không phù hợp với khai báo tại ở ghi chú (số 5) và tại phần ý kiến của cơ quan hải quan (số 6) ghi rõ số lượng vận đơn không phù hợp với khai bảo trên Mẫu số 04 nêu trên và thực hiện xử lý vi phạm theo quy định.
Theo đó, trình tự đưa hàng hóa nhóm 2 qua khu vực giám sát khi gặp sự cố được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Trình tự đưa hàng hóa nhóm 2 qua khu vực giám sát khi gặp sự cố theo Quyết định 2538 áp dụng từ 01 11 như thế nào? (Hình từ internet)
Hàng hóa xuất nhập khẩu nào phải kiểm tra hiện nay?
Căn cứ tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:
a) Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật này;
b) Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;
c) Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm tra theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 60 của Luật này và do cơ quan, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định thực hiện.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành Danh mục hàng hóa là đối tượng phải kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều này
Theo đó, hàng hóa xuất nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:
- Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều 61, 62, 63 và 64 của Luật Quản lý ngoại thương 2017;
- Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;
- Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Quy định hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu ra sao?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định về hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu như sau:
- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
- Căn cứ Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
- Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?