Trình tự giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo Nghị định 125 thực hiện như thế nào?
Trình tự giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo Nghị định 125 thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 47 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về trình tự giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên như sau:
(1) Trung tâm bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 47 Nghị định 125/2024/NĐ-CP:
Khi phát hiện trung tâm vi phạm quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 47 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm, lập biên bản kiểm tra và thông báo cho trung tâm về hành vi vi phạm;
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm tra, căn cứ kết quả kiểm tra, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể trung tâm.
(2) Trung tâm bị giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 47 Nghị định 125/2024/NĐ-CP:
Nhà trường, tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại điểm b khoản 3 Điều này qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Sở Giáo dục và Đào tạo;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu hồ sơ không hợp lệ thì Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể trung tâm. Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể trung tâm và lập báo cáo thẩm định trong thời hạn 10 ngày;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có báo cáo thẩm định, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định giải thể trung tâm; nếu chưa quyết định giải thể thì thông báo bằng văn bản cho nhà trường, tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể và nêu rõ lý do.
(3) Quyết định giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên (theo Mẫu số 10 Phụ lục I kèm theo Nghị định này) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Lưu ý:
- Trung tâm bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của trung tâm;
+ Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
+ Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
+ Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
+ Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm.
- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể các trung tâm thuộc thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập quy định tại điểm b khoản 1 Điều 44 Nghị định 125/2024/NĐ-CP.
Trình tự giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo Nghị định 125 thực hiện như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Hồ sơ giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 47 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ giải thể trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên như sau:
(1) Trung tâm giải thể theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 47 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, hồ sơ gồm:
Minh chứng về việc trung tâm vi phạm quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 47Nghị định 125/2024/NĐ-CP;
Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
(2) Trung tâm giải thể theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 47 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị giải thể của nhà trường, tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 06 Phụ lục I kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP);
Đề án giải thể trung tâm (theo Mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Điều 47 Nghị định 125/2024/NĐ-CP).
Quy định về chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên như thế nào?
Căn cứ Điều 43 Luật Giáo dục 2019 quy định về chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên như sau:
- Chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
+ Chương trình xóa mù chữ;
+ Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
+ Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;
+ Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
- Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
+ Vừa làm vừa học;
+ Học từ xa;
+ Tự học, tự học có hướng dẫn;
+ Hình thức học khác theo nhu cầu của người học.
- Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 43 Luật Giáo dục 2019 phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống.
Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nhằm đạt một trình độ trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phải bảo đảm yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục cùng cấp học, trình độ đào tạo quy định tại Điều 31 Luật Giáo dục 2019, quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và Luật Giáo dục đại học 2012.
- Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy tính chủ động của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học; sử dụng phương tiện và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết về chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu giáo dục thường xuyên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam? Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức như thế nào?
- Đoàn viên bị mất việc làm được tạm dừng sinh hoạt công đoàn trong bao lâu? Đoàn viên chuyển sinh hoạt công đoàn phải thông báo với ai?
- Hoạt động cho thuê lại lao động là gì? Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo với cơ quan nào về hoạt động cho thuê lại?
- Mẫu văn bản đề nghị tạm ngừng sử dụng tài khoản đăng ký trực tuyến, mã số sử dụng cơ sở dữ liệu là mẫu nào?
- Tải về mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế mới nhất hiện nay? Thể thức và kỹ thuật trình bày công văn này thế nào?