Trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc, căn cứ, trình tự, trách nhiệm, thẩm quyền quyết định và điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, biên chế công chức.
Trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm được quy định tại Điều 10 Nghị định 62/2020/NĐ-CP như sau:
Trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm
1. Các cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định này và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về định mức biên chế công chức để xây dựng kế hoạch biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức mình, gửi cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ của bộ, ngành, địa phương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm của các cơ quan, tổ chức; tổng hợp, lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương để bộ, ngành, địa phương gửi Bộ Nội vụ thẩm định.
3. Bộ Nội vụ thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương; tổng hợp kế hoạch biên chế công chức hằng năm của bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; quyết định giao biên chế công chức đối với từng bộ, ngành, địa phương sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Bộ, ngành, địa phương quyết định giao biên chế công chức đối với từng cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ngành, địa phương trong số biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao.
Như vậy, hiện nay, trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Trình tự phê duyệt biên chế công chức hằng năm được thực hiện như thế nào theo quy định hiện nay?
Việc xác định biên chế công chức dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ theo quy định về căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức tại Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ xác định biên chế công chức
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
d) Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
3. Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức
a) Vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP nêu trên thì việc xác định biên chế công chức dựa trên những căn cứ sau:
- Vị trí và khối lượng công việc;
- Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng CNTT;
- Việc sử dụng biên chế công chức trên thực tế;
- Quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội (Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương).
Trường hợp nào thực hiện điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP về điều chỉnh biên chế công chức như sau:
Điều chỉnh biên chế công chức
1. Việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét trong các trường hợp sau:
a) Cơ quan, tổ chức có thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này;
b) Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Hồ sơ, trình tự điều chỉnh biên chế công chức
a) Hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức gồm: Văn bản đề nghị điều chỉnh biên chế công chức; đề án điều chỉnh biên chế công chức; các tài liệu liên quan đến điều chỉnh biên chế công chức kèm theo;
b) Đối với việc điều chỉnh tăng biên chế công chức hoặc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chỉnh biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Đối với việc điều chuyển biên chế công chức giữa các bộ, ngành, địa phương với cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này, các bộ, ngành, địa phương gửi hồ sơ điều chuyển biên chế công chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều này về Bộ Nội vụ để quyết định. Bộ Nội vụ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt biên chế công chức hằng năm.
Như vậy, theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 62/2020/NĐ-CP nêu trên thì việc điều chỉnh biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức được xem xét thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Thay đổi một trong các căn cứ xác định biên chế viên chức;
- Thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan, tổ chức;
- Thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức bên trong của pháp luật là gì? Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là ai?
- Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được xác định như thế nào? Dựa vào lĩnh vực hoạt động hợp tác xã được phân loại như thế nào?
- Kho bảo thuế là kho chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan hay chưa? Địa bàn hoạt động hải quan có bao gồm kho bảo thuế?
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong khu công nghệ cao thế nào? Điều kiện chung thành lập khu công nghệ cao?
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng được pháp luật về xây dựng quy định như thế nào?