Trình tự thủ tục cấp GCN người có bài thuốc gia truyền mới nhất 2024 mà người sở hữu bài thuốc gia truyền nên biết là gì?
- Người có bài thuốc gia truyền là ai?
- Trình tự thủ tục cấp GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được thực hiện ra sao?
- Hồ sơ đề nghị cấp GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền gồm những gì?
- Trình tự thu hồi GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn điền Bản thuyết minh về bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền ra sao?
Người có bài thuốc gia truyền là ai?
Bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền là bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm do dòng tộc hoặc gia đình truyền lại và điều trị có hiệu quả đối với một hoặc một số bệnh được cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận.(Theo khoản 8 Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023)
Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền là người giữ quyền sở hữu bài thuốc hoặc phương pháp chữa bệnh. (Theo khoản 9 Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023)
Trình tự thủ tục cấp GCN người có bài thuốc gia truyền mới nhất 2024 mà người sở hữu bài thuốc gia truyền nên biết là gì? (Hình từ Internet)
Trình tự thủ tục cấp GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được thực hiện ra sao?
Theo Điều 23 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền như sau:
Bước 1:
- Người đề nghị cấp giấy chứng nhận gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tới cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú qua bưu điện hoặc trực tiếp hoặc qua Cổng dịch vụ công Quốc gia.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp cho người đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo mẫu số 02 Tại đây
- Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm gửi văn bản thông báo cho người đề nghị cấp giấy chứng nhận để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Trong thời gian 60 ngày, kể từ ngày cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mà người đề nghị cấp giấy chứng nhận không sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận không còn giá trị.
Người đề nghị nộp lại hồ sơ đề nghị theo quy định tại Điều 21 Thông tư 02/2024/TT-BYT nếu có nhu cầu.
- Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức Hội đồng để thẩm định.
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có biên bản họp Hội đồng thẩm định, cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 04 Tại đây hoặc ban hành văn bản về việc từ chối cấp giấy chứng nhận và nêu rõ lý do từ chối.
Hồ sơ đề nghị cấp GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền gồm những gì?
Theo Điều 21 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận theo mẫu số 01 Tại đây
- Bản thuyết minh về bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền theo mẫu số 03 Tại đây
- Bản sao hợp lệ kết quả thử độc tính cấp và bán trường diễn đối với bài thuốc gia truyền.
- Bản sao hợp pháp giấy tờ chứng minh quyền sở hữu bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền.
- 02 ảnh chân dung cỡ 04 x 06 cm, chụp trên nền trắng (trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ).
Trình tự thu hồi GCN người có bài thuốc gia truyền, GCN người có phương pháp chữa bệnh gia truyền được thực hiện thế nào?
Theo Điều 27 Thông tư 02/2024/TT-BYT quy định trình tự thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền như sau:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện người đã được cấp giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền thuộc trường hợp phải thu hồi theo quy định tại Điều 26 Thông tư 02/2024/TT-BYT gửi thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền có trách nhiệm xác minh hồ sơ, tài liệu và thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp;
Nếu thuộc trường hợp thu hồi thì ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền, giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Hướng dẫn điền Bản thuyết minh về bài thuốc gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền ra sao?
Người viết điền đầy đủ thông tin theo nội dung các phần mà Bản thuyết minh yêu cầu, trong đó cần lưu ý:
Tại (1) là nơi điền địa danh;
Tại (2) chỉ cần ghi một trong năm thông tin về số chứng minh nhân dân/số căn cước công dân/số căn cước/số định danh cá nhân/số hộ chiếu còn hạn sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bố trí tái định cư là gì? Phương án bố trí tái định cư được phê duyệt cần phải được công bố ở đâu?
- Bệnh thận mạn là gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn? Các biến chứng của bệnh thận mạn như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?
- Báo cáo tổng kết công tác đội và phong trào thiếu nhi? Tải Mẫu Báo cáo tổng kết công tác đội mới nhất?
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?