Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài theo Điều lệ của Trung tâm trọng tài như thế nào?
- Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài theo Điều lệ của Trung tâm trọng tài như thế nào?
- Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài trong trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập như thế nào?
- Chi nhánh của Trung tâm trọng tài chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài theo Điều lệ của Trung tâm trọng tài như thế nào?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài theo Điều lệ của Trung tâm trọng tài như sau:
- Trong trường hợp chấm dứt hoạt động theo Điều lệ của Trung tâm trọng tài thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm chấm dứt hoạt động, Trung tâm trọng tài phải thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp, nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động.
+ Đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động.
+ Trung tâm trọng tài phải thanh toán xong các khoản nợ và hoàn tất các vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất các thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 63/2011/NĐ-CP, Trung tâm trọng tài báo cáo bằng văn bản về việc hoàn tất các thủ tục đó cho Bộ Tư pháp.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trung tâm trọng tài, Bộ Tư pháp ra Quyết định về việc chấm dứt hoạt động của Trung tâm.
- Trung tâm trọng tài nộp lại Giấy phép thành lập cho Bộ Tư pháp, Giấy đăng ký hoạt động cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động và nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.
Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài theo Điều lệ của Trung tâm trọng tài như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài trong trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chấm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài trong trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập như sau:
- Trong trường hợp Trung tâm trọng tài bị thu hồi Giấy phép thành lập quy định tại điểm b khoản 1 Điều 29 Luật Trọng tài thương mại 2010 và Điều 15 Nghị định 63/2011/NĐ-CP, thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có Quyết định về việc thu hồi Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải thanh toán xong các khoản nợ và hoàn tất các vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy phép thành lập, Trung tâm trọng tài phải đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn tất các thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 17 Nghị định 63/2011/NĐ-CP, Trung tâm trọng tài báo cáo bằng văn bản về việc hoàn tất các thủ tục nói trên cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp, nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động; nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.
Chi nhánh của Trung tâm trọng tài chấm dứt hoạt động trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 63/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Chấm dứt hoạt động của Chi nhánh. Văn phòng đại diện của Trung tâm trọng tài
1. Chi nhánh của Trung tâm trọng tài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Theo quyết định của Trung tâm trọng tài về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh;
b) Trung tâm trọng tài tự chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập;
c) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật.
2. Chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm trọng tài thành lập Chi nhánh phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm trọng tài và Sở Tư pháp nơi đặt Chi nhánh về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.
Trung tâm trọng tài phải thanh toán xong các khoản nợ và hoàn tất các vụ việc Chi nhánh đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Trung tâm trọng tài phải nộp lại Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động của Chi nhánh; nộp lại con dấu cho cơ quan có thẩm quyền.
3. Văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quyết định của Trung tâm trọng tài. Chậm nhất 10 ngày làm việc trước thời điểm chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Trung tâm trọng tài phải thông báo về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện cho Sở Tư pháp, nơi Trung tâm trọng tài đặt trụ sở và Sở Tư pháp, nơi đặt Văn phòng đại diện.
Như vậy theo quy định trên chi nhánh của Trung tâm trọng tài chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
- Theo quyết định của Trung tâm trọng tài về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.
- Trung tâm trọng tài tự chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập.
- Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?