Trình tự, thủ tục đổi tên cảng cạn như thế nào? Đổi tên cảng cạn phải đáp ứng các nguyên tắc nào?
Cảng cạn là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trình tự, thủ tục đổi tên cảng cạn như thế nào? Đổi tên cảng cạn phải đáp ứng các nguyên tắc nào? (Hình từ internet)
Trình tự, thủ tục đổi tên cảng cạn như thế nào?
Căn cứ theo quy định hiện hành tại Điều 24 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục đổi tên cảng cạn
1. Chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác cảng cạn gửi trực tiếp đến Bộ Giao thông vận tải 01 Tờ khai theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo bản sao Quyết định công bố mở cảng cạn.
2. Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ, trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc tên cảng cạn chưa phù hợp thì thông báo cho chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn để hoàn thiện hồ sơ cho phù hợp.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định đổi tên cảng cạn; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
Căn cứ theo quy định mới tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 74/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 24 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục đổi tên cảng cạn
1. Chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác cảng cạn gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 Tờ khai theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên cảng cạn chưa phù hợp thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn để hoàn thiện hồ sơ cho phù hợp.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định đổi tên cảng cạn; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.”
3. Thay thế Mẫu số 04, Mẫu số 05 và Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2017/NĐ-CP bằng Mẫu số 04, Mẫu số 05 và Mẫu số 06 tại Mục 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì trình tự, thủ tục đổi tên cảng cạn được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác cảng cạn gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Hàng hải Việt Nam 01 Tờ khai theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Bước 2: Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên cảng cạn chưa phù hợp thì trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn để hoàn thiện hồ sơ cho phù hợp.
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Hàng hải Việt Nam ra quyết định đổi tên cảng cạn; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời người đề nghị và nêu rõ lý do.
Theo đó, so với quy định hiện hành thì quy định theo quy định mới thì cục hàng hải Việt Nam sẽ tiếp nhận hồ sơ đề nghị đổi tên cảng cạn, ra quyết định đổi tên cảng cạn chứ không phải Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ, ra quyết định đổi tên cảng cạn như trước đây
Đổi tên cảng cạn phải đáp ứng các nguyên tắc nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 38/2017/NĐ-CP quy định về việc đổi tên cảng cạn phải đáp ứng các nguyên tắc như sau:
- Cảng cạn được đặt tên hoặc đổi tên theo quyết định công bố đưa vào sử dụng trên cơ sở đề nghị của Chủ đầu tư hoặc người khai thác cảng cạn hoặc người được ủy quyền.
- Tên cảng cạn phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo tên bằng tiếng Anh; bắt đầu là cụm từ “Cảng cạn” và tên riêng đặt theo địa danh nơi có cảng cạn hoặc tên riêng công trình.
- Không đặt tên, đổi tên cảng cạn trong các trường hợp sau:
+ Đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp, cảng cạn đã công bố hoặc không đúng với tên gọi, chức năng của cảng cạn;
+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của cảng cạn; trừ trường hợp có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên.
Nghị định 74/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 27/11/2023. Khoản 7 Điều 1 Nghị định 74/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 11/10/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?