Trình tự, thủ tục thành lập Đoàn kinh tế quốc phòng như thế nào? Phải tổ chức lại Đoàn kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
Trình tự, thủ tục thành lập Đoàn kinh tế quốc phòng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 22/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng để thực hiện nhiệm vụ và quản lý một hoặc nhiều Khu kinh tế - quốc phòng.
2. Điều kiện thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng:
a) Quyết định mở mới Khu kinh tế - quốc phòng;
b) Quyết định vị trí đóng quân;
c) Quyết định về tổ chức biên chế của Đoàn kinh tế - quốc phòng.
3. Trình tự, thủ tục thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng:
a) Quân khu, quân chủng, binh đoàn lập tờ trình đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng với cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
c) Căn cứ quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, quân khu, quân chủng, binh đoàn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất về quy mô, vị trí đóng quân của Đoàn kinh tế - quốc phòng.
Như vậy theo quy định trên trình tự, thủ tục thành lập Đoàn kinh tế quốc phòng như sau:
- Quân khu, quân chủng, binh đoàn lập tờ trình đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thành lập Đoàn kinh tế quốc phòng.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng với cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Căn cứ quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, quân khu, quân chủng, binh đoàn phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất về quy mô, vị trí đóng quân của Đoàn kinh tế - quốc phòng.
Trình tự, thủ tục thành lập Đoàn kinh tế quốc phòng như thế nào? Phải tổ chức lại Đoàn kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Đoàn kinh tế quốc phòng có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 22/2021/NĐ-CP quy định Đoàn kinh tế quốc phòng có nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và xây dựng đơn vị.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự huyện xây dựng và bảo vệ khu vực phòng thủ.
- Xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Thực hiện nhiệm vụ tham gia lao động sản xuất xây dựng kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trên địa bàn Khu kinh tế - quốc phòng.
- Thực hiện công tác dân vận và tuyên truyền đặc biệt, xây dựng địa bàn vững mạnh về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh.
- Chủ trì, phối hợp với địa phương thực hiện các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công; phối hợp với địa phương trên địa bàn đứng chân xây dựng các cụm điểm dân cư trên tuyến biên giới đất liền, biển, đảo.
- Tổ chức kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý của đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính, tài sản, nguồn vốn được giao theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.
- Quản lý, chỉ huy các cơ quan đơn vị thuộc quyền.
- Thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, phối hợp với địa phương nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc.
- Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; sẵn sàng thực hiện tốt các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền giao.
Phải tổ chức lại Đoàn kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 22/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức lại, giải thể Đoàn kinh tế - quốc phòng
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức lại Đoàn kinh tế - quốc phòng khi:
a) Có sự biến động về tổ chức, biên chế;
b) Thay đổi về chức năng, nhiệm vụ.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định giải thể Đoàn kinh tế - quốc phòng khi mục tiêu xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng, nhiệm vụ của Đoàn kinh tế - quốc phòng đã hoàn thành hoặc do yêu cầu của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Trường hợp trong Đoàn kinh tế - quốc phòng có tổ chức pháp nhân kinh tế thì việc giải thể thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Trình tự thủ tục tổ chức lại, giải thể Đoàn kinh tế - quốc phòng:
a) Quân khu, quân chủng, binh đoàn lập tờ trình đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tổ chức lại, giải thể Đoàn kinh tế - quốc phòng;
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tổ chức lại, giải thể Đoàn kinh tế - quốc phòng.
4. Quân khu, quân chủng, binh đoàn tổ chức thực hiện quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; trường hợp giải thể, Đoàn kinh tế - quốc phòng tổ chức bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng toàn bộ các công trình cơ sở hạ tầng, dự án, cơ sở vật chất đã được xây dựng trong Khu kinh tế - quốc phòng.
Như vậy theo quy định trên thực hiện tổ chức lại Đoàn kinh tế quốc phòng trong trường hợp sau:
- Có sự biến động về tổ chức, biên chế.
- Thay đổi về chức năng, nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?