Trình tự thực hiện lựa chọn danh sách ngắn đối với đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện thông qua các bước nào?
- Lựa chọn danh sách ngắn phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là để làm gì?
- Trình tự thực hiện lựa chọn danh sách ngắn đối với đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ?
- Trình tự thực hiện lựa chọn danh sách ngắn đối với đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ?
Lựa chọn danh sách ngắn phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là để làm gì?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định về Quy trình đấu thầu chi tiết khi áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ thì bước đầu tiên trong chuẩn bị lựa chọn nhà thầu là lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);
Đồng thời, tại Điều 22 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định lựa chọn danh sách ngắn phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu.
Theo đó, lựa chọn danh sách ngắn không phải là một bước bắt buộc trong quy trình đấu thầu mà chỉ được thực hiện khi cần thiết muốn lọc ra các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm.
Tổng hợp trọn bộ các quy định về Đấu thầu mới nhất hiện nay Tải
Trình tự thực hiện lựa chọn danh sách ngắn đối với đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện thông qua các bước nào? (Hình từ Ineternet)
Trình tự thực hiện lựa chọn danh sách ngắn đối với đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định trình tự thực hiện lựa chọn danh sách ngắn đối với đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập hồ sơ mời sơ tuyển:
- Hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm các nội dung sau đây: Thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự sơ tuyển; tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;
- Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển. Trong tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải quy định mức tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;
Bước 2: Việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển;
Bước 3: Thông báo mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
Bước 4: Phát hành hồ sơ mời sơ tuyển:
Hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành miễn phí cho các nhà thầu tới trước thời điểm đóng thầu;
Bước 5: Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển:
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển;
Bước 6: Mở và đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển:
- Hồ sơ dự sơ tuyển nộp theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Việc mở hồ sơ dự sơ tuyển phải được ghi thành biên bản và gửi biên bản mở thầu cho các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại;
- Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Nhà thầu có hồ sơ dự sơ tuyển được đánh giá đạt ở tất cả các nội dung về năng lực và kinh nghiệm được đưa vào danh sách ngắn.
Bước 7: Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển:
- Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, bên mời thầu trình phê duyệt kết quả sơ tuyển, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia;
- Kết quả sơ tuyển phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 106 Nghị định 63/2014/NĐ-CP trước khi phê duyệt;
- Kết quả sơ tuyển phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển;
- Trường hợp lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải bao gồm tên các nhà thầu trúng sơ tuyển và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn.
Bước 8: Công khai danh sách ngắn: Danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2014/NĐ-CP và gửi thông báo đến các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển.
Trình tự thực hiện lựa chọn danh sách ngắn đối với đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 63/2014/NĐ-CP có quy định trình tự thực hiện lựa chọn danh sách ngắn đối với đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ như sau:
Bước 1: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu;
Bước 2: Công khai danh sách ngắn: Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 7 Nghị định 63/2014/NĐ-CP và điểm c khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?