Trình tự tiến hành tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được thực hiện như thế nào? Thành phần hồ sơ hài cốt liệt sĩ tìm kiếm, quy tập được bao gồm những gì?
Trình tự tiến hành tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 80/2022/TT-BQP quy định như sau:
Tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
1. Căn cứ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Căn cứ vào kế hoạch chung đã được phê duyệt, từng đợt, từng trường hợp cụ thể phải có kế hoạch chi tiết, do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh hoặc cơ quan chính trị đơn vị được giao nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ phê duyệt mới thực hiện.
2. Yêu cầu tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
a) Phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng, bộ phận; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các lực lượng trong quá trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ;
b) Tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ bảo đảm chặt chẽ, công khai, cụ thể, tỉ mỉ, chu đáo, an toàn, phù hợp với phong tục tập quán của từng địa phương; sau khi tìm kiếm, quy tập thống nhất với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan lập văn bản kết luận và hồ sơ quy tập mộ liệt sĩ.
3. Trình tự tiến hành tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
a) Xác định vị trí cần tìm kiếm, quy tập trên thực địa; b) Tổ chức dò, gỡ mìn, đánh dấu các vị trí an toàn;
c) Đối chiếu danh sách liệt sĩ, sơ đồ mộ chí của đơn vị (nếu có) với vị trí của từng ngôi mộ trên thực địa để xác định họ tên, quê quán liệt sĩ;
d) Vẽ sơ đồ từng ngôi mộ, khu vực mộ trước khi tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ;
đ) Đào, tìm, cất bốc hài cốt liệt sĩ (khi phát hiện hài cốt, di vật liệt sĩ chụp ảnh để làm tài liệu lưu trữ);
e) Thống kê số lượng, chất lượng hài cốt, di vật kèm theo phát hiện được; g) Gói buộc để bảo quản, đánh số để quản lý, ghi tên (nếu hài cốt liệt sĩ có thông tin);
h) Lập hồ sơ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ;
i) San lấp mặt bằng, bàn giao lại tổ chức, cá nhân nơi tìm kiếm, quy tập; k) Di chuyển hài cốt và di vật của liệt sĩ về nơi bảo quản;
l) Báo cáo theo quy định.
Như vậy theo quy định trên việc tiến hành tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định vị trí cần tìm kiếm, quy tập trên thực địa; b) Tổ chức dò, gỡ mìn, đánh dấu các vị trí an toàn;
Bước 2: Đối chiếu danh sách liệt sĩ, sơ đồ mộ chí của đơn vị (nếu có) với vị trí của từng ngôi mộ trên thực địa để xác định họ tên, quê quán liệt sĩ;
Bước 3: Vẽ sơ đồ từng ngôi mộ, khu vực mộ trước khi tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ;
Bước 4: Đào, tìm, cất bốc hài cốt liệt sĩ (khi phát hiện hài cốt, di vật liệt sĩ chụp ảnh để làm tài liệu lưu trữ);
Bước 5: Thống kê số lượng, chất lượng hài cốt, di vật kèm theo phát hiện được; g) Gói buộc để bảo quản, đánh số để quản lý, ghi tên (nếu hài cốt liệt sĩ có thông tin);
Bước 6: Lập hồ sơ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ;
Bước 7: San lấp mặt bằng, bàn giao lại tổ chức, cá nhân nơi tìm kiếm, quy tập; k) Di chuyển hài cốt và di vật của liệt sĩ về nơi bảo quản;
Bước 8: Báo cáo theo quy định.
Trình tự tiến hành tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được thực hiện như thế nào? Thành phần hồ sơ hài cốt liệt sĩ tìm kiếm, quy tập được bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ hài cốt liệt sĩ tìm kiếm, quy tập được bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 80/2022/TT-BQP quy định thành phần hồ sơ hài cốt liệt sĩ tìm kiếm, quy tập được bao gồm:
- Phiếu cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ;
- Sơ đồ, tọa độ khảo sát thông tin mộ liệt sĩ;
- Sơ đồ vị trí mộ liệt sĩ;
- Biên bản quy tập hài cốt liệt sĩ (mẫu số 02);
- Ảnh chụp (ảnh màu) khi phát hiện hài cốt liệt sĩ và ảnh chụp hài cốt liệt sĩ, di vật khi cất bốc xong;
- Thống kê hài cốt liệt sĩ, di vật liệt sĩ;
- Các văn bản có liên quan (sơ đồ mộ chí, giấy báo tử...);
- Mục lục hồ sơ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.
Lưu ý: Trường hợp hài cốt liệt sĩ quy tập ở nước ngoài thì các văn bản nêu trên phải được lập bằng 2 thứ tiếng (bản tiếng Việt và bản tiếng nước sở tại).
Xử lý kết quả tìm kiếm, quy tập hài cốt mộ liệt sĩ tập thể như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 80/2022/TT-BQP quy định như sau:
- Khi tìm kiếm, quy tập mà không xác định được chính xác số lượng hài cốt liệt sĩ, danh tính và di vật của từng liệt sĩ, thì hài cốt liệt sĩ quy tập được an táng chung vào mộ tập thể (không chia tách riêng từng bộ hài cốt và ghi danh từng liệt sĩ nếu như không đủ căn cứ để kết luận);
- Căn cứ danh sách liệt sĩ do đơn vị, địa phương, cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu trên địa bàn cung cấp (nếu có) và hồ sơ quản lý, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị phối hợp với Cục Người có công, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thẩm định, thống nhất danh sách để ghi tên liệt sĩ trên bia mộ chung.
Thông tư 80/2022/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 26/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?