Trợ giảng cơ sở giáo dục đại học công lập có được hưởng phụ cấp ưu đãi thâm niên nhà giáo không?

Tôi muốn hỏi trợ giảng cơ sở giáo dục đại học công lập có được hưởng phụ cấp ưu đãi thâm niên nhà giáo không? - câu hỏi của chị Kim (Bình Dương)

Trợ giảng cơ sở giáo dục đại học công lập có được hưởng phụ cấp ưu đãi, thâm niên nhà giáo không?

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập) đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, bao gồm:
1. Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mang mã số có các ký tự đầu là V.07) và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mang mã số có các ký tự đầu là V.09) thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
2. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.
3. Các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Đồng thời căn cứ khoản 4 Điều 2 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp
Chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm:
1. Giảng viên cao cấp (hạng I)- Mã số: V.07.01.01
2. Giảng viên chính (hạng II)- Mã số: V.07.01.02
3. Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
4. Trợ giảng (hạng III) - Mã số: V.07.01.23

Theo quy định trên, các đối tượng giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo mà mã số trợ giảng là V.07.01.23. Vậy nên trợ giảng không được hưởng phụ cấp ưu đãi, thâm niên nhà giáo.

Trợ giảng cơ sở giáo dục đại học công lập có được hưởng phụ cấp ưu đãi, thâm niên nhà giáo không?

Trợ giảng cơ sở giáo dục đại học công lập có được hưởng phụ cấp ưu đãi thâm niên nhà giáo không?

Trợ giảng trong các cơ sở giáo dục đại học công lập có nhiệm vụ gì?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của trợ giảng trong cơ sở giáo dục đại học công lập như sau:

- Hỗ trợ giảng viên (hạng III), giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I) trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập và chấm bài;

- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học;

- Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tiêu chuẩn của trợ giảng trong cơ sở giáo dục đại học công lập được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn của trợ giảng trong cơ sở giáo dục đại học công lập như sau:

- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng: Có bằng đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy.

- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:

+ Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo;

+ Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước;

+ Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học;

+ Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng.

Cách xếp lương trợ giảng trong cơ sở giáo dục đại học công lập được quy định như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Theo đó, trợ giảng được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Phụ cấp thâm niên nhà giáo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo với thời gian đóng bảo hiểm của giáo viên mầm non ở trường ngoài công lập không?
Pháp luật
Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo gồm các khoản thời gian nào? Thời gian chi trả phụ cấp là khi nào?
Pháp luật
Thời gian làm chuyên viên có được tính phụ cấp thâm niên nhà giáo? Công thức tính mức tiền phụ cấp thâm niên nhà giáo?
Pháp luật
Phụ cấp thâm niên nhà giáo là gì? Chuyển vị trí công tác có tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên không?
Pháp luật
Ngày Nhà giáo thế giới có tên tiếng anh là gì? Phụ cấp thâm niên nhà giáo hiện nay là bao nhiêu?
Pháp luật
Thời gian tính phụ cấp thâm niên nhà giáo có bao gồm thời gian viên chức còn làm việc theo hợp đồng hay không?
Pháp luật
Phụ cấp thâm niên nhà giáo trong thời gian nghỉ điều trị bệnh dài ngày như bệnh ung thư thì có được tính không?
Pháp luật
Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo được xác định bằng cách nào? Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên nhà giáo hàng tháng ra sao?
Pháp luật
Trợ giảng cơ sở giáo dục đại học công lập có được hưởng phụ cấp ưu đãi thâm niên nhà giáo không?
Pháp luật
Phụ cấp thâm niên nhà giáo 2023: Mức hưởng tăng lên bao nhiêu và ai được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phụ cấp thâm niên nhà giáo
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
3,168 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ cấp thâm niên nhà giáo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phụ cấp thâm niên nhà giáo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào