Trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ thì ai có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện trước ngày 30/04/2023?

Xin hỏi, công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ, ai có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện trước 30/04/2023? anh Khánh - An Giang

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới.

Công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ, ai có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện trước 30/04/2023?

Tại mục 2 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023 nhấn mạnh:

- Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội: Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực, tự giác, gương mẫu trong chấp hành các quy định của pháp luật về TTATGT,...

+ Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT vào sinh hoạt định kỳ; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức, đoàn thể và coi việc chấp hành pháp luật về TTATGT là một trong những tiêu chí bình xét thi đua;

+ Tổ chức đăng ký thi đua xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp an toàn, điển hình tiên tiến về ATGT.

- Đồng thời, Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao tăng cường phối hợp với Bộ Công an trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ TNGT, nhất là những vụ TNGT gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, TNGT có nguyên nhân do người điều khiển phương tiện gây tai nạn có nồng độ cồn, người điều khiển phương tiện cản trở, chống đối, chống người thi hành công vụ theo quy định; tổ chức xét xử công khai, lưu động, góp phần tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong chấp hành pháp luật về TTATGT.

- Bên cạnh đó, yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị này. Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện (hoàn thành trước ngày 30/4/2023).

+ Giao Bộ trưởng Bộ Công an giúp Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

kế hoạch chỉ thị

Công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ, ai có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện trước 30/04/2023? (Hình internet)

Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì để thực hiện tăng cường công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ ?

Tại điểm h mục 2 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023 yêu cầu Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí, ưu tiên nguồn thu từ tiền xử phạt vi phạm giao thông, đấu giá biển số xe và các nguồn tăng thu khác để tăng cường đầu tư cho các lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm TTATGT thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại...

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách thuế, lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký xe phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ là gì?

Tại điểm n mục 2 Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2023 nhấn mạnh nhiệm vụ với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW như sau:

- Căn cứ nội dung, nhiệm vụ tại Chỉ thị này, ban hành kế hoạch cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ tại địa phương; phân công rõ trách nhiệm của sở, ngành chức năng, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã.

- Đối với tất cả các vụ TNGT gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phải chủ trì đánh giá nguyên nhân, triển khai giải pháp khắc phục bất cập, xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan.

- Chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các cấp tăng cường quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị, địa phương mình nắm rõ và tự giác chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; thực hiện nghiêm quy định “đã uống rượu bia, không điều khiển phương tiện giao thông”.

+ Phấn đấu mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động là một “tuyên truyền viên” trong tuyên truyền, vận động chấp hành quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, nhất là không điều khiển phương tiện giao thông sau khi đã sử dụng rượu, bia.

+ Thủ trưởng, lãnh đạo các đơn vị, địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình vi phạm.

- Bảo đảm thực hiện Quy hoạch về hạ tầng giao thông đồng bộ với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương... tổ chức kết nối thuận tiện để người dân sử dụng dịch vụ vận tải công cộng.

- Chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí chú trọng tuyên truyền trên các trang thông tin báo chí, mạng xã hội, tuyên truyền trực tiếp tại các cơ quan, doanh nghiệp...Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp kinh doanh vận tải cam kết không sử dụng lái xe nghiện ma túy.

- Chỉ đạo Sở Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ, chất lượng và bảo đảm TTATGT , thường xuyên kiểm tra, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông. Tập trung chỉ đạo rà soát, xử lý "điểm đen", "điểm tiềm ẩn" TNGT trong phạm vi quản lý...

- Cân đối ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác đầu tư triển khai lắp đặt hệ thống camera giám sát trên các tuyến quốc lộ trọng điểm và vị trí cửa ngõ các địa phương, kết nối với Trung tâm thông tin chỉ huy điều hành giao thông của Bộ Công an để phục vụ có hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT ...

- Thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra UBND các cấp, các ngành trực thuộc trong việc xử lý, cưỡng chế vi phạm lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ...

- Yêu cầu các doanh nghiệp tại địa phương tăng cường tuyên truyền cho cán bộ, nhân viên và người lao động chấp hành nghiêm các quy định về bảo đảm TTATGT...

- Chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã: Quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị, địa phương mình nắm rõ và tự giác chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia; thực hiện nghiêm quy định "đã uống rượu bia, không điều khiển phương tiện giao thông"; nghiêm cấm can thiệp, tác động vào quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm của lực lượng thực thi công vụ....

An toàn giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 27/6/2024 có hiệu lực thi hành từ ngày nào?
Pháp luật
Bồi thường đất và phần kiến trúc trên đất lấn chiếm hành lang an toàn giao thông ra sao? Đất ở nông thôn có cần phải xin giấy phép xây dựng khi có nhu cầu xây dựng?
Pháp luật
Việc bảo dưỡng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Mẫu Giấy chấp thuận cơ sở đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ? Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm tra an toàn giao thông năm 2022 thế nào?
Pháp luật
Kế hoạch và chính sách phát triển giao thông đường bộ của nhà nước được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT đường bộ thì ai có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để thực hiện trước ngày 30/04/2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn giao thông đường bộ
932 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào