Trong hoạt động thanh tra, việc khiếu nại, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan dựa trên cơ sở nào?
Khiếu nại, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở nào?
Căn cứ theo Điều 94 Luật Thanh tra 2022, việc khiếu nại, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được quy định như sau:
Khiếu nại, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của người tiến hành thanh tra và quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình; kiến nghị về nội dung trong kết luận thanh tra khi cho rằng nội dung đó chưa chính xác.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan sẽ khiếu nại, kiến nghị dựa trên những cơ sở sau:
- Có căn cứ cho rằng quyết định hành chính của người tiến hành thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Có căn cứ cho rằng hành vi hành chính của người tiến hành thanh tra là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
- Khi cho rằng nội dung trong kết luận thanh tra chưa chính xác.
Trong hoạt động thanh tra, việc khiếu nại, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan dựa trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra ra sao?
Tại khoản 1 Điều 95 Luật Thanh tra 2022 và khoản 2 Điều 95 Luật Thanh tra 2022 có quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra như sau:
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra
1. Thủ trưởng cơ quan thanh tra giải quyết khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của mình, của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra.
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý về thanh tra của mình và của các cơ quan, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình.
Như vậy, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong hoạt động thanh tra bao gồm: Thủ trưởng cơ quan thanh tra và Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
Cụ thể:
- Thủ trưởng cơ quan thanh tra:
+ Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của mình;
+ Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của Trưởng đoàn thanh tra;
+ Giải quyết khiếu nại đối với các quyết định, hành vi của Thành viên khác của Đoàn thanh tra.
- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước:
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý về thanh tra của mình;
+ Giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý về thanh tra của các cơ quan, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp.
Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra như thế nào?
Về vấn đề xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra trong hoạt động thanh tra, Điều 54 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
Xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra
1. Người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, thành viên khác của Đoàn thanh tra không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý ký luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp sau khi kết thúc thanh tra mà cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện vụ việc có vi phạm pháp luật xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đã được thanh tra về cùng một nội dung mà Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra có lỗi thì phải chịu trách nhiệm; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp Đoàn thanh tra đã phát hiện và báo cáo về vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng người ra quyết định thanh tra không xử lý thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, người ra quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thành viên Đoàn thanh tra đã phát hiện và báo cáo về vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng Trưởng đoàn thanh tra không xử lý thì thành viên đó không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, Trưởng đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc xử ly hành vi vi phạm pháp luật của người tiến hành thanh tra được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người tiến hành thanh tra có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý ký luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Từ ngày 01/07/2023, Luật Thanh tra 2022 sẽ chính thức có hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Lỗi không gắn biển số xe ô tô 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Tổng hợp 3 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất hiện nay? Tải về 03 mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa?
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?