Trong không gian hạn chế, nếu chưa được cấp phép chấp thuận bởi người có trách nhiệm, những ai mới được vào làm việc trong khu vực này?

Tôi muốn hỏi trong không gian hạn chế, nếu chưa được cấp phép chấp thuận bởi người có trách nhiệm, ai mới được vào làm việc trong khu vực này? - câu hỏi của chị N.L.T (Biên Hòa)

Trong không gian hạn chế, nếu chưa được cấp phép chấp thuận bởi người có trách nhiệm, những ai mới được vào làm việc trong khu vực này?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 34:2018/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH có nêu rõ như sau:

Quy định chung
...
2.2. Quy định khi vào làm việc và ra khỏi không gian hạn chế
2.2.1. Người sử dụng lao động hoặc người quản lý trực tiếp tại cơ sở sản xuất phải đảm bảo hoàn thành việc đánh giá rủi ro và kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho con người trước khi cấp phép, chấp thuận cho con người vào không gian hạn chế. Nếu kết quả đánh giá rủi ro cho thấy không gian hạn chế có tồn tại nguy cơ ở mức rủi ro cao, có thể gây chết người, thương tích, ngộ độc cho con người khi vào bên trong không gian hạn chế đó thì phải có giải pháp khắc phục các nguy cơ.
2.2.2. Không ai được phép vào bên trong trong không gian hạn chế nếu chưa được cấp phép, chấp thuận bởi người có trách nhiệm tại đơn vị.
2.2.3. Lối vào không gian hạn chế phải gắn biển cảnh báo khu vực nguy hiểm và cấm người không có nhiệm vụ liên quan. Khi không có người bên trong và người canh gác vắng mặt thì các lối ra vào không gian hạn chế phải được che chắn phù hợp để ngăn không cho người không có thẩm quyền, không được cấp phép vào bên trong không gian hạn chế.
2.2.4. Phải đảm bảo có đầy đủ ánh sáng cho người vào làm việc bên trong không gian hạn chế.
2.2.5. Phải đảm bảo việc thông gió tự nhiên phù hợp hoặc cấp đủ không khí sạch vào không gian hạn chế trước và trong suốt quá trình con người làm việc bên trong; hoặc phải có biện pháp đảm bảo cung cấp dưỡng khí trực tiếp cho từng người lao động trong không gian hạn chế.
Việc thông gió, cung cấp không khí vào không gian hạn chế phải lấy từ một nguồn không khí sạch bên ngoài.
Phải đảm bảo không khí thải từ bên trong không gian hạn chế ra bên ngoài không gây nguy hại cho những người làm việc bên ngoài, xung quanh không gian hạn chế đó.
2.2.6. Không ai được phép vào trong không gian hạn chế khi chưa hoàn thành các biện pháp đảm bảo an toàn.
2.2.7. Dừng công việc trong không gian hạn chế, thu hồi giấy phép
- Khi chất lượng không khí hoặc các yếu tố nguy hiểm, có hại có nguy cơ gây chết người, thương tích, suy nhược, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì người canh gác không gian hạn chế hoặc những người khác có liên quan phải báo cáo người giám sát, chỉ huy tạm đình chỉ công việc, bảo đảm an toàn cho người vào trong không gian hạn chế và báo ngay cho người chịu trách nhiệm cấp giấy phép.
- Khi được báo cáo, người cấp phép phải cho dừng công việc và thu hồi giấy phép đã cấp cho công việc đó.
....

Theo đó, không ai được phép vào bên trong trong không gian hạn chế nếu chưa được cấp phép chấp thuận bởi người có trách nhiệm

Trong không gian hạn chế, nếu chưa được cấp phép chấp thuận bởi người có trách nhiệm, những ai mới được vào làm việc trong khu vực này?

Trong không gian hạn chế, nếu chưa được cấp phép chấp thuận bởi người có trách nhiệm, những ai mới được vào làm việc trong khu vực này? (Hình từ Internet)

Giấy phép vào không gian hạn chế phải có những nội dung nào?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 QCVN 34:2018/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH có nêu rõ giấy phép vào không gian hạn chế phải có những nội dung như sau:

- Mô tả vị trí và tên, mã số (nếu có) của không gian hạn chế;

- Mô tả công việc sẽ được thực hiện trong không gian hạn chế;

- Họ tên của người giám sát, chỉ huy;

- Họ tên những người làm việc trong không gian hạn chế, người canh gác;

- Họ tên của người chịu trách nhiệm cấp giấy phép, thời gian cấp giấy phép;

- Kết quả đo, kiểm tra không khí trong không gian hạn chế trước khi cấp phép và các yêu cầu bổ sung về tần suất, vị trí đo, kiểm tra không khí trước và trong quá trình thực hiện công việc;

- Thời hạn/ hiệu lực của Giấy phép vào không gian hạn chế;

- Các biện pháp đảm bảo an toàn phải thực hiện trước và duy trì trong quá trình thực hiện công việc trong không gian hạn chế;

- Các nội dung khác phù hợp với yêu cầu của cơ sở sản xuất nơi có không gian hạn chế.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại điểm 2.1.1 tiểu mục 2.2 Mục 2 QCVN 34:2018/BLĐTBXH ban hành kèm theo Thông tư 29/2018/TT-BLĐTBXH có nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động trong an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế như sau:

- Bổ nhiệm người cấp phép, ủy quyền người cấp phép, đình chỉ công việc khi không thực hiện đúng quy định về giấy phép thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế hoặc không bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

- Cử người đo, kiểm tra khí đối với không gian hạn chế có nguy cơ thiếu dưỡng khí hoặc có hơi, khí độc, khi cháy, nổ.

- Quy định về năng lực, tiêu chuẩn tối thiểu đối với các vị trí: người vào không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế, người đo, kiểm tra khí trong không gian hạn chế, người giám sát, chỉ huy, người cấp phép.

- Chịu trách nhiệm ban hành quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế và quy trình kiểm soát công việc khác nếu có để đảm bảo an toàn cho người khi vào làm việc trong không gian hạn chế.

- Đảm bảo người giám sát, chỉ huy, người cấp phép, người vào trong không gian hạn chế, người canh gác không gian hạn chế phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động theo nội dung bao gồm:

+ Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi thực hiện công việc liên quan đến không gian hạn chế;

+ Các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại;

+ Phương án triển khai công việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động;

+ Các yêu cầu khác nêu tại quy trình an toàn, vệ sinh lao động khi thực hiện công việc liên quan không gian hạn chế.

Không gian hạn chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong không gian hạn chế, nếu chưa được cấp phép chấp thuận bởi người có trách nhiệm, những ai mới được vào làm việc trong khu vực này?
Pháp luật
QCVN 34:2018/BLĐTBXH Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế ra sao?
Pháp luật
Phải đảm bảo không gian hạn chế đạt hàm lượng oxy trong không khí là bao nhiêu để đảm bảo an toàn cho người lao động?
Pháp luật
Trong không gian hạn chế thì cần phải đảm bảo các điều kiện kiện làm việc như thế nào cho người lao động?
Pháp luật
Để đảm bảo an toàn lao động khi làm việc trong không gian hạn chế thì người sử dụng lao động có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Những người vào làm việc trong không gian hạn chế theo quy định có yêu cầu phải có giấy phép thì mới được vào hay không?
Pháp luật
Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm việc trong không gian hạn chế bao gồm các yếu tố nào? Khi vào làm việc và ra khỏi không gian hạn chế phải đảm bảo tuân thủ những gì?
Pháp luật
Các đặc điểm quy định về không gian hạn chế cần đáp ứng những điều kiện nào? Giấy phép vào không gian hạn chế phải có những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Không gian hạn chế
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
7,126 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Không gian hạn chế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Không gian hạn chế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào