Trọng tài trong đặt cược đua ngựa do ai chọn? Tiêu chuẩn lựa chọn trọng tài tại các doanh nghiệp đặt cược đua ngựa ra sao?
Trọng tài trong đặt cược đua ngựa do ai chọn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Nghị định 06/2017/NĐ-CP có quy định về Trọng tài như sau:
Trọng tài
1. Trọng tài là người do doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó lựa chọn đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn Trọng tài do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
2. Doanh nghiệp phải bố trí đủ số lượng Trọng tài cần thiết để đảm bảo việc giám sát toàn bộ từ khâu kiểm tra tiêu chuẩn ngựa đua, chó đua, đưa ngựa đua, chó đua vào điểm xuất phát, quá trình diễn ra trong cuộc đua và xác định ngựa đua, chó đua khi về đích. Các Trọng tài được tổ chức thành Ban Trọng tài, trong Ban Trọng tài có một Trọng tài chính để ra các quyết định cuối cùng của Ban Trọng tài và chịu trách nhiệm toàn bộ về các quyết định của Ban Trọng tài.
3. Trước khi tổ chức các cuộc đua ngựa, đua chó tối thiểu 05 ngày làm việc doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa, đặt cược đua chó phải gửi danh sách Trọng tài cho Hội đồng giám sát cuộc đua để theo dõi, quản lý.
Đối chiếu với khoản 1 Điều 28 Nghị định 06/2017/NĐ-CP thì Trọng tài trong đặt cược đua ngựa do doanh nghiệp kinh doanh đặt cược lựa chọn.
Việc lựa chọn sẽ cần tuân thủ theo các tiêu chuẩn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành. Trước khi tổ chức các cuộc đua ngựa tối thiểu 05 ngày làm việc doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa phải gửi danh sách Trọng tài cho Hội đồng giám sát cuộc đua để theo dõi, quản lý.
Trọng tài trong đặt cược đua ngựa do ai chọn? Tiêu chuẩn lựa chọn trọng tài tại các doanh nghiệp đặt cược đua ngựa ra sao? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn lựa chọn Trọng tài trong đặt cược đua ngựa được quy định ra sao? Trọng tài có nhiệm vụ gì?
Tiêu chuẩn lựa chọn Trọng tài trong đặt cược đua ngựa được quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 16/2018/TT-BVHTTDL như sau:
- Từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Nắm vững Điều lệ đua ngựa.
Theo đó, nhiệm vụ của Trọng tài được phân chia theo các chức danh khác nhau. Cụ thể như sau:
- Trọng tài chính có nhiệm vụ: Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban trọng tài; quyết định ngựa đua bị loại trước khi diễn ra cuộc đua trong trường hợp có sự gian lận; ra các quyết định cuối cùng của Ban trọng tài về cuộc đua trên cơ sở xem xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của các trọng tài khác; ký và gửi Hội đồng giám sát cuộc đua biên bản xác định kết quả cuộc đua;
- Trọng tài cân có nhiệm vụ: Cân nài ngựa trước khi bắt đầu cuộc đua và sau khi kết thúc cuộc đua; bốc thăm số chuồng xuất phát cho nài ngựa và ngựa đua; nhận dạng ngựa đua căn cứ vào lý lịch ngựa đua; ký biên bản xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và gửi cho trọng tài thư ký;
- Trọng tài xuất phát có nhiệm vụ: Đưa ngựa đua vào vị trí xuất phát; kiểm tra các trang thiết bị của nài ngựa và ngựa đua; phát lệnh xuất phát cuộc đua; giám sát việc đưa ngựa đua và nài ngựa về khu vực nhà cân sau khi ngựa đua về đích; ký biên bản xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và gửi cho trọng tài thư ký;
- Trọng tài trên đường đua có nhiệm vụ: Giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm Điều lệ đua của nài ngựa và ngựa đưa; ký biên bản xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và gửi cho trọng tài thư ký;
- Trọng tài đích đến có nhiệm vụ: Xác định thứ hạng về đích của từng ngựa đua; ký biên bản xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và gửi cho trọng tài thư ký;
- Trọng tài thư ký có nhiệm vụ: Tổng hợp, ký và gửi biên bản xác định kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của các trọng tài cho trọng tài chính.
Doanh nghiệp lựa chọn Trọng tài đua ngựa không tuân theo quy định pháp luật thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Nghị định 137/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh đặt cược và trò chơi có thưởng.
Các hành vi vi phạm quy định về Trọng tài trong các doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua được xử lý theo Điều 21 Nghị định 137/2021/NĐ-CP như sau:
Hành vi vi phạm quy định về tổ chức đua ngựa, đua chó
1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về ngựa đua, chó đua, nài ngựa và Trọng tài theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đọng đối với hành vi vi phạm các điều kiện về tổ chức đua ngựa, đua chó theo quy định của pháp luật.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, việc doanh nghiệp kinh doanh đặt cược đua ngựa lựa chọn Trọng tài đua ngựa không tuân theo các quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?