Trong tháng 5/2022, ban hành Nghị định về mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp?
Sắp có Nghị định về mức lương tối thiểu vùng của người lao động trong tháng 5 năm 2022?
Trước đó, tại phiên họp thứ hai của Hội đồng Tiền lương quốc gia, được chủ trì bởi ông Lê Văn Thanh Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, kiêm Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia, để thảo luận về vấn đề tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động tại doanh nghiệp. Hội đồng Tiền lương quốc gia đã thống nhất tăng lương tối thiểu vùng là 6% so với mức lương tối thiểu vùng hiện tại. Mức tăng này sẽ được áp dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2022 nếu như được Chính phủ thông qua.
Vào ngày 3 tháng 5 năm 2022, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2022, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội khẩn trường trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong tháng 5 năm 2022. Điều này được quy định cụ thể tại Nghị quyết 63/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ như sau:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương:
- Tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, người lao động.
- Khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong tháng 5 năm 2022.
- Ban hành Kế hoạch và chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tổ chức các hoạt động kỷ niệm 35 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ bảo đảm trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.
Như vậy, trong tháng 5/2022 sẽ có Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho người lao động, bởi trong suốt 2 năm bị ảnh hưởng dịch Covid-19 Chính phủ chưa thực hiện tăng lương tối thiểu vùng theo như mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018 về chính sách cải cách tiền lương. Do đó, thời điểm này đề xuất tăng lương tối thiểu vùng là hoàn toàn hợp lý. Việc tăng lương tối thiểu vùng ngoài việc giúp người lao động vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại thì còn góp phần thúc đẩy phục hồi kinh tế nhanh chóng.
Trong tháng 5/2022 sẽ có Nghị định ban hành mức lương tối thiểu vùng mới
Từ 01/7/2022, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động đi làm tại doanh nghiệp thay đổi như thế nào?
- Đối với người lao động bình thường:
Theo mức tăng 6% lương tối thiểu vùng mới được Hội đồng Tiền lương quốc gia công bố và căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc tại doanh nghiệp sẽ thay đổi như sau:
+ Mức 4.680.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
+ Mức 4.160.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
+ Mức 3.640.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
+ Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
- Đối với người lao động đã qua đào tạo:
Giả sử người lao động làm việc qua học nghề, đào tạo nghề vẫn tiếp tục được nhận thêm ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng nêu trên, cụ thể mức lương tối thiểu mà người lao động qua học nghề, đào tào nghề nhận được như sau:
+ Mức 5.010.00 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
+ Mức 4.450.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
+ Mức 3.900.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
+ Mức 3.480.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Vậy nếu như tại Nghị định ban hành mức lương tối thiểu vùng mới, Chính phủ thông qua đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% so với mức lương tối thiểu vùng hiện tại thì mức lương trên sẽ là mức lương thấp nhất người lao động được trả khi làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp.
Tăng mức lương tối thiểu vùng - tăng chi phí cho doanh nghiệp?
Tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động thì còn ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Suốt 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí đứng trước bờ vực phá sản doanh nghiệp. Tăng mức lương tối thiểu vùng cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải gia tăng chi phí, đối với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi sau dịch Covid-19 thì đây thực sự là một vấn đề rất đáng quan tâm. Tuy nhiên, nhìn vào mặt tích cực thì nếu đề xuất tăng lương tối thiểu vùng này được thông qua thì sẽ tạo ra một nguồn thúc đẩy người lao động làm việc qua đó cải thiện năng suất, hiệu quả làm việc. Từ đó, doanh nghiệp có khả năng phục hồi tốt hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?