Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật có tư cách pháp nhân không?
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT về cơ cấu của tổ chức của Trung tâm như sau:
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm: giám đốc, phó giám đốc; các phòng chức năng/chuyên môn (hoặc tổ chuyên môn, tổ hành chính/văn phòng); lớp học (nếu có); tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể (nếu có); hội đồng thi đua và khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn (nếu có).
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm:
- Giám đốc, phó giám đốc;
- Các phòng chức năng/chuyên môn (hoặc tổ chuyên môn, tổ hành chính/văn phòng);
- Lớp học (nếu có);
- Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể (nếu có);
- Hội đồng thi đua và khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn (nếu có).
Trong đó:
- Giám đốc Trung tâm là người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức bộ máy và chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật. Có nhiệm kỳ 05 năm.
- Phó giám đốc Trung tâm là người giúp giám đốc trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của Trung tâm. Số lượng phó giám đốc của Trung tâm được quy định trong Đề án thành lập Trung tâm được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có nhiệm kỳ 05 năm.
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật có tư cách pháp nhân không?
Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có tư cách pháp nhân không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT về vị trí pháp lý và các loại hình của Trung tâm như sau:
Vị trí pháp lý và các loại hình của Trung tâm
1. Vị trí pháp lý của Trung tâm
a) Trung tâm là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
b) Trung tâm do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.
2. Trung tâm được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục
a) Trung tâm công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
b) Trung tâm tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Theo đó quy định trên cho thấy:
- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
- Trung tâm do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý.
Ngoài ra, Trung tâm được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục
- Trung tâm công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
- Trung tâm tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT thì Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Đánh giá, xác định khả năng và phân loại nhu cầu giáo dục đối với trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật để can thiệp giáo dục sớm hoặc tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp cho từng đối tượng.
- Hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.
- Tổ chức dạy học và giáo dục cấp học giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đối với học sinh khuyết tật để học sinh khuyết tật có thể tham gia giáo dục hòa nhập hoặc hòa nhập cộng đồng.
- Bồi dưỡng, tư vấn cho người khuyết tật và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu về tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp.
- Thực hiện quy chế dân chủ trong Trung tâm.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và có trách nhiệm giải trình trước cơ quan có thẩm quyền, học sinh, học viên và xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có những quyền hạn theo quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT như sau:
- Thực hiện quyền tự chủ theo quy định của pháp luật và một số quy định cụ thể sau đây:
+ Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của Trung tâm;
+ Quyết định thành lập bộ máy tổ chức theo đề án thành lập Trung tâm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của Trung tâm;
+ Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định của pháp luật;
+ Tuyển sinh và quản lý học sinh, học viên; phát triển chương trình giáo dục của Trung tâm; tổ chức biên soạn, lựa chọn tài liệu học tập, đồ dùng, đồ chơi, học liệu theo quy định của pháp luật;
+ Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để huy động các nguồn lực về chuyên môn hoặc tài chính để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định của pháp luật.
-. Sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tổ chức cho giáo viên cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực nghề nghiệp.
- Được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về khuyến khích xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục.
- Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 20/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được tặng cho nhà ở đang bị kê biên bảo đảm thi hành án không? Những loại tài sản nào không được phép kê biên để bảo đảm thi hành án?
- Phụ lục 3B: Mẫu Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu mới nhất áp dụng đối với các dự toán mua sắm?
- Khi nào người lập di chúc cần phải có người làm chứng? Mẫu di chúc viết tay có người làm chứng mới nhất là mẫu nào?
- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh hình thành trên cơ sở nào? Yêu cầu chức năng của hệ thống thông tin?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng có phải được duy trì hoạt động liên tục hay không?