Trường Đại học Ngoại thương ở đâu? Địa chỉ các trụ sở của Trường Đại học Ngoại thương hiện nay?
Trường Đại học Ngoại thương ở đâu?
Theo thông tin tại trang chủ Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Ngoại thương được biết đến là một trong những cơ sở giáo dục Đại học có danh tiếng và uy tín nhất Việt Nam, cũng là một trong số ít các trường Đại học ở Việt Nam có cơ sở đào tạo ở cả 2 miền Bắc, Nam.
Trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội, Cơ sở II tại Thành phố Hồ Chí Minh và Cơ sở Quảng Ninh. Nhà trường có gần 20.000 sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và hơn 850 cán bộ, giảng viên, nhân viên.
Cụ thể:
(1) Trụ sở chính
Trường Đại học Ngoại thương trụ sở chính đặt tại số 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội.
Trụ sở Hà Nội là nơi đào tạo nhân tài và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế - kinh doanh, quản trị kinh doanh, tài chính - ngân hàng, kế toán – kiểm toán, luật kinh tế và ngôn ngữ thương mại. Với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, trường Đại học Ngoại thương trụ sở Hà Nội là môi trường học tập lý tưởng cho sinh viên, học viên.
(2) Cơ sở II
Cơ sở II trường Đại học Ngoại Thương tại Tp Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là Cơ sở II) đã được thành lập theo Quyết định 1485/GD-ĐT ngày 16/7/1993 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Cơ sở 2 TP.HCM được đặt tại số 15, đường D5, phường 25. Quận Bình Thạnh, TP.HCM. Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, Cơ sở 2 đã không ngừng hoàn thiện và phát triển cả về lượng và chất, trở thành một trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh cho khu vực phía Nam.
(3) Cơ sở Quảng Ninh
Cơ sở Quảng Ninh nằm ở trung tâm Thành phố Uông Bí tại địa chỉ số 260 đường Bạch Đằng, phường Nam Khê, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Được thành lập năm 2009, cơ sở Quảng Ninh có nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng kinh tế trọng điểm Đông Bắc.
Trường Đại học Ngoại thương ở đâu? Địa chỉ các trụ sở của Trường Đại học Ngoại thương hiện nay? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức trường đại học hiện nay được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức của trường đại học
1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:
a) Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường);
b) Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện (sau đây gọi chung là hiệu trưởng trường đại học); phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện (sau đây gọi chung là phó hiệu trưởng trường đại học);
c) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
d) Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
đ) Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
2. Cơ cấu tổ chức cụ thể của trường đại học, mối quan hệ và mức độ tự chủ của đơn vị thuộc, trực thuộc trường đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học
Như vậy, hiện nay, cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:
- Hội đồng trường;
- Hiệu trưởng trường đại học; phó hiệu trưởng trường đại học;
- Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
- Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
- Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
Nhà nước có những chính sách gì trong phát triển giáo dục đại học?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học
1. Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
2. Phân bổ ngân sách và nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác.
Ưu tiên, ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và chính sách khác để phát triển giáo dục đại học.
3. Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
Khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.
4. Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục; ưu tiên cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh viên.
5. Có chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình.
6. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
7. Thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trong cơ sở giáo dục đại học.
8. Ưu tiên đối với người được hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người học ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học.
9. Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.
Như vậy, chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?