Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu tại chỗ từ doanh nghiệp chế xuất và khu phi thuế quan thì xử lý chính sách thuế như thế nào?
Các định nghĩa phổ biến cần lưu ý đối với trường hợp này?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:
Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước; 3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:
Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
+ Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;
+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu tại chỗ từ doanh nghiệp chế xuất và khu phi thuế quan, thì xử lý chính sách thuế như thế nào?
Sản phẩm nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất và khu phi thuế quan có được miễn thuế?
Căn cứ điểm h khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP) quy định:
Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình nhập gia công được miễn thuế nhập khẩu nếu người nhập khẩu tại chỗ đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 10 Nghị định này. Sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai hải quan theo loại hình khác thì người nhập khẩu tại chỗ kê khai, nộp thuế theo mức thuế suất và trị giá tính thuế của sản phẩm nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai.
Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ đã nộp thuế nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, kinh doanh, đã đưa sản phẩm nhập khẩu tại chỗ vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực tế đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài hoặc vào khu phi thuế quan thì được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.
Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu tại chỗ từ doanh nghiệp chế xuất và khu phi thuế quan, thì xử lý chính sách thuế như thế nào?
Căn cứ các quy định nêu trên việc xử lý thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ để sản xuất xuất khẩu được thực hiện như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp nội địa nhập khẩu hàng hóa trực tiếp từ doanh nghiệp chế xuất để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thông qua hợp đồng mua bán thì được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Tờ khai sử dụng mã loại hình E31- nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT.
Trường hợp doanh nghiệp chế xuất bán hàng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng được tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ định giao hàng cho doanh nghiệp nội địa thông qua hợp đồng mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp nước ngoài thì hàng hóa do doanh nghiệp nội địa nhập khẩu tại chỗ từ doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế nhập khẩu nếu đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP. Tờ khai sử dụng mã loại hình E31- nhập nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế GTGT.
- Trường hợp doanh nghiệp nội địa ký hợp đồng mua hàng hóa với thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam, được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng hóa từ doanh nghiệp khác tại Việt Nam thì sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đăng ký tờ khai theo loại hình nhập kinh doanh (A11) hoặc nhập kinh doanh sản xuất (A12), phải kê khai nộp thuế nhập khẩu theo hướng dẫn tại Công văn số 2687/TCHQ-TXNK ngày 01/6/2021 của Tổng cục Hải quan (đính kèm công văn).
Đối với các loại thuế khác doanh nghiệp phải kê khai nộp thuế tương ứng với mã loại hình tờ khai A11, A12.
Khi sản phẩm nhập khẩu tại chỗ đưa vào sản xuất và thực xuất khẩu ra nước ngoài hoặc khu phi thuế quan thì doanh nghiệp được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu tại chỗ cấu thành trong sản phẩm đã xuất khẩu theo quy định tại Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Câu trả lời được dựa trên Công văn 3487/TCHQ-TXNK năm 2021 về xuất nhập khẩu tại chỗ do Tổng cục Hải quan ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?