Trường hợp nào đăng kiểm viên tàu biển bị thu hồi giấy chứng nhận và thẻ đăng kiểm viên tàu biển?
Đăng kiểm viên tàu biển là ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT, quy định như sau:
1. Đăng kiểm viên tàu biển là người được công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên để thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển, công trình biển và sản phẩm công nghiệp theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan. Đăng kiểm viên tàu biển bao gồm:
a) Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác thẩm định thiết kế;
b) Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác kiểm tra;
c) Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá.
2. Nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển (sau đây gọi là nhân viên nghiệp vụ) là người thực hiện việc tiếp nhận công việc, lưu trữ, cấp phát hồ sơ, ấn chỉ dùng trong công tác đăng kiểm tàu biển và thực hiện các công việc khác phục vụ cho hoạt động đăng kiểm tàu biển.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đăng kiểm viên tàu biển là người được công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên để thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển, công trình biển và sản phẩm công nghiệp theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan.
Trường hợp nào đăng kiểm viên tàu biển bị thu hồi giấy chứng nhận và thẻ đăng kiểm viên tàu biển? (Hình từ internet)
Đăng kiểm viên tàu biển có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT, quy định như sau:
Trách nhiệm của đăng kiểm viên tàu biển
Đăng kiểm viên tàu biển có trách nhiệm thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển, công trình biển (sau đây gọi là phương tiện) và sản phẩm công nghiệp phù hợp với các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng kiểm viên, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đăng kiểm và quy định của pháp luật.
Theo đó, đăng kiểm viên tàu biển có trách nhiệm thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển, công trình biển (sau đây gọi là phương tiện) và sản phẩm công nghiệp phù hợp với các nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng kiểm viên, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đăng kiểm và quy định của pháp luật.
Đăng kiểm viên tàu biển có quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT, quy định như sau:
Quyền hạn của đăng kiểm viên tàu biển
1. Được yêu cầu chủ phương tiện hoặc cơ sở thiết kế, chế tạo, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, quản lý phương tiện, sản phẩm công nghiệp cung cấp các hồ sơ kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết để thực hiện công tác đăng kiểm, bảo đảm an toàn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
2. Được bảo lưu và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp khi ý kiến của mình khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá tình trạng kỹ thuật, sự phù hợp của đối tượng thẩm định, kiểm tra, đánh giá.
3. Được ký và sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng được thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định.
4. Được từ chối thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá nếu công việc được phân công vượt quá năng lực chuyên môn nghiệp vụ đã được công nhận, hoặc khi nhận thấy các điều kiện an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đăng kiểm viên tàu biển có các quyền hạn như sau:
- Được yêu cầu chủ phương tiện hoặc cơ sở thiết kế, chế tạo, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, quản lý phương tiện, sản phẩm công nghiệp cung cấp các hồ sơ kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết để thực hiện công tác đăng kiểm, bảo đảm an toàn trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
- Được bảo lưu và báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp khi ý kiến của mình khác với quyết định của thủ trưởng đơn vị về kết luận đánh giá tình trạng kỹ thuật, sự phù hợp của đối tượng thẩm định, kiểm tra, đánh giá.
- Được ký và sử dụng dấu, ấn chỉ nghiệp vụ khi thiết lập hồ sơ đăng kiểm cho đối tượng được thẩm định, kiểm tra, đánh giá theo quy định.
- Được từ chối thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá nếu công việc được phân công vượt quá năng lực chuyên môn nghiệp vụ đã được công nhận, hoặc khi nhận thấy các điều kiện an toàn lao động tại hiện trường không bảo đảm.
Trường hợp nào đăng kiểm viên tàu biển bị thu hồi giấy chứng nhận và thẻ đăng kiểm viên tàu biển?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT có quy định bị bãi bỏ bởi khoản 8 Điều 2 Thông tư 17/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Thu hồi giấy chứng nhận và thẻ đăng kiểm viên tàu biển
1. Đăng kiểm viên tàu biển bị thu hồi giấy chứng nhận và thẻ đăng kiểm viên tàu biển một trong các trường hợp sau đây:
b) Vi phạm các quy định hiện hành khi thực thi công vụ với mức độ bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
c) Không được thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp tục giao nhiệm vụ đăng kiểm tàu biển.
2. Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm thu hồi giấy chứng nhận và thẻ đăng kiểm viên tàu biển đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, đăng kiểm viên tàu biển bị thu hồi giấy chứng nhận và thẻ đăng kiểm viên tàu biển khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vi phạm các quy định hiện hành khi thực thi công vụ với mức độ bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
- Không được thủ trưởng cơ quan, đơn vị tiếp tục giao nhiệm vụ đăng kiểm tàu biển.
Thông tư 17/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2023. Các khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 9, khoản 10, khoản 11 và khoản 12 Điều 1 Thông tư 17/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?