Trường hợp nào dừng cuộc đấu giá, hủy kết quả đấu giá biển số xe ô tô từ ngày 01/7/2023 theo quy định mới?
- Các hành vi nào bị nghiêm theo Luật đấu giá tài sản?
- Quyền của người có tài sản đấu giá là gì?
- Trường hợp nào sẽ dừng cuộc đấu giá biển số xe ô tô?
- Trường hợp nào sẽ hủy kết quả đấu giá biển số xe ô tô?
- Trường hợp nào thì thông báo kết quả trúng đấu giá, văn bản xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá bị huỷ?
Mới đây, ngày 26/6/2023, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 39/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Nghị quyết 73/2022/QH15 về thí điểm đấu giá biển số xe ô tô.
Các hành vi nào bị nghiêm theo Luật đấu giá tài sản?
Tại Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
* Nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây:
- Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;
- Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;
- Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
- Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
- Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
*Nghiêm cấm tổ chức đấu giá tài sản thực hiện các hành vi sau đây:
- Cho tổ chức khác sử dụng tên, Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức mình để hành nghề đấu giá tài sản;
- Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
- Cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
- Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi;
- Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ người có tài sản đấu giá ngoài thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, chi phí dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
*Nghiêm cấm người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức khác thực hiện các hành vi sau đây:
- Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
- Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
- Cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá;
- Đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
* Nghiêm cấm Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện các hành vi
- Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
- Cản trở, gây khó khăn cho người tham gia đấu giá trong việc đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
- Để lộ thông tin về người đăng ký tham gia đấu giá nhằm mục đích trục lợi;
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
* Nghiêm cấm người có tài sản đấu giá thực hiện các hành vi sau đây:
- Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
- Nhận bất kỳ một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích nào từ đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá để làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
Trường hợp nào dừng cuộc đấu giá, hủy kết quả đấu giá biển số xe ô tô từ ngày 01/7/2023 theo quy định mới? (Hình internet)
Quyền của người có tài sản đấu giá là gì?
Căn cứ tại Điều 47 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định Quyền của người có tài sản đấu giá:
- Người có tài sản đấu giá có các quyền sau đây:
+ Giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá;
+ Tham dự cuộc đấu giá;
+ Yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản dừng việc tổ chức đấu giá khi có căn cứ cho rằng tổ chức đấu giá tài sản có hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016;
+ Yêu cầu đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá dừng cuộc đấu giá khi có căn cứ cho rằng đấu giá viên có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 của Luật này; người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c hoặc d khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016;
+ Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vô hiệu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về dân sự;
+ Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào sẽ dừng cuộc đấu giá biển số xe ô tô?
Căn cứ quy định tại Điều 18 Nghị định 39/2023/NĐ-CP quy định về trường hợp dừng cuộc đấu giá như sau:
- Theo đó, tổ chức đấu giá tài sản buộc phải dừng cuộc đấu giá trong các trường hợp sau:
+ Bộ Công an yêu cầu dừng cuộc đấu giá theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 47 Luật Đấu giá tài sản 2016
+ Sự kiện bất khả kháng.
- Bộ Công an quyết định việc thực hiện tổ chức đấu giá lại sau khi đáp ứng đủ điều kiện tổ chức đấu giá theo quy định.
Trường hợp nào sẽ hủy kết quả đấu giá biển số xe ô tô?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 39/2023/NĐ-CP quy định về trường hợp Trường hợp hủy kết quả đấu giá biển số xe ô tô như sau:
* Kết quả đấu giá bị hủy trong các trường hợp quy định tại Điều 72 Luật Đấu giá tài sản 2016, cụ thể:
Kết quả đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp sau đây:
- Theo thỏa thuận giữa người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá về việc hủy kết quả đấu giá tài sản hoặc giữa người có tài sản đấu giá và người trúng đấu giá về việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, trừ trường hợp gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;
- Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự trong trường hợp người trúng đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016;
- Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản bị hủy bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016;
- Người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên có hành vi thông đồng, móc nối, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá dẫn đến làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá hoặc hồ sơ tham gia đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
- Theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 33 Luật Đấu giá tài sản 2016.
Trường hợp nào thì thông báo kết quả trúng đấu giá, văn bản xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá bị huỷ?
Tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 39/2023/NĐ-CP quy định thông báo kết quả trúng đấu giá, văn bản xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá bị huỷ trong các trường hợp sau:
- Người trúng đấu giá không nộp đủ tiền trúng đấu giá trong thời hạn quy định tại Điều 16 Luật Đấu giá tài sản 2016;
- Người trúng đấu giá không làm thủ tục đăng ký biển số xe ô tô trúng đấu giá theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 73/2022/QH15;
- Người trúng đấu giá vi phạm về tính trung thực của hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá.
Đồng thời, biển số xe ô tô trúng đấu giá được đưa ra đấu giá lại; số tiền đặt trước, số tiền trúng đấu giá mà người trúng đấu giá đã nộp không được hoàn trả lại và được nộp vào ngân sách nhà nước trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Nghị định 39/2023/NĐ-CP
Nghị định 39/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?