Trường hợp nào phải tạm ngừng hương ước, quy ước theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP? Quy trình, thủ tục tạm ngừng hương ước, quy ước ra sao?
Trường hợp nào phải tạm ngừng hương ước, quy ước theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP?
Việc tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước được quy định tại Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
Tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước
1. Hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện toàn bộ đối với trường hợp quy định tại điểm a hoặc một phần đối với trường hợp quy định tại các điểm b và c khoản này:
a) Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến và thông qua quy định tại các điều 8, 9 và 10 Nghị định này;
b) Có nội dung không phù hợp với mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại các điều 3 và 4 Nghị định này;
c) Có nội dung không phù hợp với nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại Điều 4 Nghị định này mà nếu áp dụng sẽ gây ra thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư.
2. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phản ánh bằng văn bản của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư hoặc qua kết quả rà soát, kiểm tra, kiến nghị sau giám sát của các cơ quan, tổ chức liên quan phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Có văn bản gửi người phản ánh, kiến nghị về nội dung phản ánh, kiến nghị không có cơ sở;
...
Như vậy, theo quy định trên, việc tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước toàn bộ trong trường hợp không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến và thông qua quy định tại các Điều 8, 9 và 10 Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
Tạm ngừng thực hiện hương ước quy ước một phần đối với các trường hợp:
- Có nội dung không phù hợp với mục đích, nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại các Điều 3 và 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
- Có nội dung không phù hợp với nguyên tắc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2023/NĐ-CP mà nếu áp dụng sẽ gây ra thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư.
Trường hợp nào phải tạm ngừng hương ước, quy ước theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)
Quy trình, thủ tục tạm ngừng hương ước, quy ước theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP bao gồm những bước nào?
Tại Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP quy định về quy trình, thủ tục tạm ngừng hương ước, quy ước như sau:
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phản ánh bằng văn bản của Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố, hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư hoặc qua kết quả rà soát, kiểm tra, kiến nghị sau giám sát của các cơ quan, tổ chức liên quan phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Có văn bản gửi người phản ánh, kiến nghị về nội dung phản ánh, kiến nghị không có cơ sở.
+ Ban hành quyết định tạm ngừng thực hiện toàn bộ hương ước, quy ước đồng thời hướng dẫn cộng đồng dân cư tiến hành việc soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua hương ước, quy ước để đủ điều kiện đề nghị công nhận theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 61/2023/NĐ-CP đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP
+ Ban hành quyết định tạm ngừng thực hiện một phần hương ước, quy ước đồng thời hướng dẫn cộng đồng dân cư tiến hành việc sửa đổi, bổ sung, thay thế nội dung và công nhận hương ước, quy ước theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 61/2023/NĐ-CP đối với trường hợp quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
+ Quyết định tạm ngừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần hương ước, quy ước phải nêu rõ lý do tạm ngừng thực hiện, thời hạn hoàn tất các thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua để đề nghị công nhận hương ước, quy ước hoặc thời hạn soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua và công nhận nội dung được sửa đổi, bổ sung, thay thế của hương ước, quy ước.
Quyết định tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
- Ủy ban nhân dân cấp xã gửi Quyết định tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước đến Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến cộng đồng dân cư và đồng thời gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
- Quyết định tạm ngừng thực hiện hương ước, quy ước có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi có quyết định công nhận hương ước, quy ước đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến và thông qua hoặc quyết định công nhận hương ước, quy ước được sửa đổi, bổ sung, thay thế của Ủy ban nhân dân cấp xã có hiệu lực.
- Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 61/2023/NĐ-CP thì cộng đồng dân cư hoàn tất các thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua hương ước, quy ước để được công nhận theo quy định.
Tải mẫu quyết định tạm ngừng hương ước, quy ước tại đâu?
Mẫu quyết định tạm ngừng hương ước, quy ước được quy định tại Nghị định 61/2023/NĐ-CP.
Tải mẫu quyết định tạm ngừng hương ước, quy ước tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?