Trường hợp nào yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu không được thực hiện theo quy định?
Khi nào chủ thể dữ liệu được yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân?
Căn cứ Nghị định 13/2023/NĐ-CP về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định về các trường hợp chủ thể dữ liệu được yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình như sau:
Lưu trữ, xóa, hủy dữ liệu cá nhân
1. Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xóa dữ liệu cá nhân của mình trong các trường hợp sau:
a) Nhận thấy không còn cần thiết cho mục đích thu thập đã đồng ý và chấp nhận các thiệt hại có thể xảy ra khi yêu cầu xóa dữ liệu;
b) Rút lại sự đồng ý;
c) Phản đối việc xử lý dữ liệu và Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không có lý do chính đáng để tiếp tục xử lý;
d) Dữ liệu cá nhân được xử lý không đúng với mục đích đã đồng ý hoặc việc xử lý dữ liệu cá nhân là vi phạm quy định của pháp luật;
đ) Dữ liệu cá nhân phải xóa theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu thuộc 01 trong 05 trường hợp nêu trên thì chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xóa dữ liệu cá nhân của mình.
Trường hợp nào yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu không được thực hiện theo quy định? (Hình từ Internet)
Việc xóa dữ liệu cá nhân được thực hiện trong bao lâu?
Căn cứ khoản 5 Điều 16 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Lưu trữ, xóa, hủy dữ liệu cá nhân
...
5. Việc xóa dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thu thập được, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc xóa dữ liệu cá nhân được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu.
Trường hợp nào yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu không được thực hiện?
Tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có quy định về các trường hợp không áp dụng xóa dữ liệu khi có đề nghị của chủ thể dữ liệu như sau:
Lưu trữ, xóa, hủy dữ liệu cá nhân
...
2. Việc xóa dữ liệu sẽ không áp dụng khi có đề nghị của chủ thể dữ liệu trong các trường hợp:
a) Pháp luật quy định không cho phép xóa dữ liệu;
b) Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Dữ liệu cá nhân đã được công khai theo quy định của pháp luật;
d) Dữ liệu cá nhân được xử lý nhằm phục vụ yêu cầu pháp lý, nghiên cứu khoa học, thống kê theo quy định của pháp luật;
đ) Trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
e) Ứng phó với tình huống khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe hoặc sự an toàn của chủ thể dữ liệu hoặc cá nhân khác.
Theo đó, yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của chủ thể dữ liệu không được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Pháp luật quy định không cho phép xóa dữ liệu;
- Dữ liệu cá nhân đã được công khai;
- Dữ liệu cá nhân được xử lý nhằm phục vụ yêu cầu pháp lý, nghiên cứu khoa học, thống kê;
- Dữ liệu cá nhân được xử lý với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Trong trường hợp tình trạng khẩn cấp; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
- Ứng phó với tình huống khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe hoặc sự an toàn của chủ thể dữ liệu hoặc cá nhân khác.
Khi nào việc xử lý dữ liệu cá nhân được thực hiện mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu?
Căn cứ quy định tại Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:
Xử lý dữ liệu cá nhân trong trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
1. Trong trường hợp khẩn cấp, cần xử lý ngay dữ liệu cá nhân có liên quan để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chủ thể dữ liệu hoặc người khác. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba có trách nhiệm chứng minh trường hợp này.
2. Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.
3. Việc xử lý dữ liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của luật.
4. Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.
5. Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.
Như vậy, theo quy định trên thì có thể xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu cá nhân khi thuôc 01 trong các trường hợp nêu trên.
Nghị định 13/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 13/2023/NĐ-CP Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?