Trường phổ thông dân tộc bán trú phải có ít nhất bao nhiêu học sinh là người dân tộc thiểu số?
Quy định về tỷ lệ học sinh tại trường phổ thông dân tộc bán trú như thế nào?
Ngày 06/02/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú (sau đây gọi tắt là "Quy chế").
Theo đó, tỷ lệ học sinh tại trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT như sau:
Trường phổ thông dân tộc bán trú
...
2. Trường PTDTBT bảo đảm ổn định tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú như sau:
a) Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số: Có ít nhất 50% trong tổng số học sinh của toàn trường là người dân tộc thiểu số.
b) Tỷ lệ học sinh bán trú:
- Đối với trường PTDTBT tiểu học: Có ít nhất 20% học sinh bán trú;
- Đối với trường PTDTBT trung học cơ sở: Có ít nhất 45% học sinh bán trú;
- Đối với trường PTDTBT tiểu học và trung học cơ sở: Có ít nhất 32,5% học sinh bán trú hoặc có ít nhất 20% học sinh tiểu học bán trú và 45% học sinh trung học cơ sở bán trú.
Như vậy, tỷ lệ học sinh tại trường phổ thông dân tộc bán trú được được thực hiện theo quy đinh nêu trên. Trong đó, tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số phải chiếm ít nhất 50% trong tổng số học sinh của toàn trường.
Trường phổ thông dân tộc bán trú phải có ít nhất bao nhiêu học sinh là người dân tộc thiểu số? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức trường phổ thông dân tộc bán trú ra sao?
Cơ cấu tổ chức trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT như sau:
Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc bán trú
1. Cơ cấu tổ chức của trường PTDTBT thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Ngoài ra, mỗi trường có thêm một Tổ quản lý học sinh bán trú để thực hiện nhiệm vụ quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
2. Tổ quản lý học sinh bán trú có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trưởng. Tổ quản lý học sinh bán trú có những nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
b) Tổ chức sinh hoạt ít nhất 01 lần trong 02 tuần để rà soát, triển khai nhiệm vụ của tổ và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Theo đó, cơ cấu tổ chức trường phổ thông dân tộc bán trú được thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Ngoài ra, mỗi trường có thêm một Tổ quản lý học sinh bán trú.
So với quy định hiện hành tại Điều 5a Thông tư 24/2010/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 30/2015/TT-BGDĐT, quy định mới đã có những thông tin cụ thể hơn về cơ cấu của trường phổ thông dân tộc bán trú.
Cụ thể, hiện nay Tổ quản lý học sinh bán trú được quy định có từ 1 đến 2 tổ phó trong khi quy định mới nêu rõ tổ phó Tổ quản lý học sinh bán trú chỉ được bổ nhiệm trong trường hợp tổ có từ 07 thành viên trở lên.
Đồng thời, quy định mới cũng xác định 03 nhiệm vụ của Tổ quản lý học sinh bán trú như sau:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
- Tổ chức sinh hoạt ít nhất 01 lần trong 02 tuần để rà soát, triển khai nhiệm vụ của tổ và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
Trường phổ thông dân tộc bán trú có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ nội dung tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT, trường phổ thông dân tộc bán trú có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tổ chức xét duyệt học sinh bán trú theo quy định của Chính phủ.
- Tổ chức quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT.
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện xã hội hóa để phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Phối hợp với gia đình và xã hội trong thực hiện quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 18 tháng 03 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?