Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội về vũ khí khác nhau như thế nào?
- Quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự với hình phạt như thế nào?
- Khung hình phạt cho tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là gì?
- Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có khung hình phạt cao nhất là gì?
- Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội về vũ khí khác nhau như thế nào?
Quy định về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự với hình phạt như thế nào?
Quy định tại Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 106 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự như sau:
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
...
Theo đó, căn cứ vào tính chất, hành vi của người phạm tội hế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự để xác định hình phạt theo các khung hình phạt nêu trên.
Trong đó, người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự tùy vào tính chất, mức độ, hành vi mà khung hình phạt cao nhất là 15 năm tù đếm 20 năm tù hoặc chung thân.
Khung hình phạt cho tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ là gì?
Quy định tại Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 107 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ như sau:
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến dưới 30 kilôgam;
c) Các loại phụ kiện nổ có số lượng lớn;
d) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
...
Theo đó, căn cứ vào tính chất, hành vi phạm tội để xác định khung hình phạt đối với người phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo quy định trên.
Trong đó, khung hình phạt cao nhất đối với hành vi phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ sẽ là từ 15 đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có khung hình phạt cao nhất là gì?
Quy định tại Điều 307 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 108 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được quy định hình phạt như sau:
Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán hoặc tiêu hủy vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thể thao, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
...
Theo đó, người phạm tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tùy vào tính chất, mức độ, hành vi mà khung hình phạt cao nhất là 07 đến 15 năm tù.
Truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội về vũ khí khác nhau như thế nào?
Quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp như sau:
Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể
...
4. Trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau quy định các điều 304, 305, 306 của Bộ luật Hình sự thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 01 tội hay về nhiều tội độc lập đối với từng hành vi đã thực hiện. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 55 của Bộ luật Hình sự để tổng hợp hình phạt chung, cụ thể như sau:
a) Nếu người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà những hành vi phạm tội này liên quan chặt chẽ với nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện, là hậu quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) đối với cùng nhiều đối tượng hay một đối tượng thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 01 tội với tên tội danh đầy đủ các hành vi đã được thực hiện.
Ví dụ: Một người chế tạo vũ khí quân dụng rồi tàng trữ và đưa ra sử dụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “chế tạo, tàng trữ và sử dụng trái phép vũ khí quân dụng”.
b) Nếu người phạm tội thực hiện nhiều hành vi độc lập đối với các đối tượng độc lập khác nhau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về nhiều tội độc lập với từng hành vi độc lập đã được thực hiện.
Ví dụ: Một người tàng trữ 02 khẩu súng quân dụng và mua 05 quả lựu đạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng” và tội “mua bán trái phép vũ khí quân dụng”.
Như vậy, việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội về vũ khí khác nhau thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 01 tội hay về nhiều tội độc lập đối với từng hành vi đã thực hiện. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 55 Bộ luật Hình sự 2015 để tổng hợp hình phạt chung theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?