Từ 01/06/2022, việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp có những thay đổi nổi bật nào?
- Việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì?
- Thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc cơ quan nào?
- Trình tự, thủ tục chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp là như thế nào?
- Công khai và gửi quyết định chia, tách, sáp nhập, cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Theo Điều 10 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) thì việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm quyền lợi của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp mới được hình thành sau quá trình chia, tách, sáp nhập phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 143/2016/NĐ-CP.
Hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm những gì?
Theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định 143/2016/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
- Văn bản đề nghị chia, tách, sáp nhập của cơ quan chủ quản đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; văn bản đề nghị chia, tách, sáp nhập của tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc hội đồng quản trị đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 24/2022/NĐ-CP;
- Đề án chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 24/2022/NĐ-CP;
- Biên bản họp, nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc những người góp vốn thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục.
Chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc cơ quan nào?
Theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) thì thẩm quyền chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
- Người có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 7 Nghị định 143/2016/NĐ-CP thì có quyền quyết định chia, tách, sáp nhập hoặc cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền quyết định sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp vào trường cao đẳng;
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền quyết định sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên vào trường cao đẳng sau khi có ý kiến bằng văn bản đề nghị tổ chức lại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trình tự, thủ tục chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp là như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP) thì trình tự, thủ tục chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định như sau:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 143/2016/NĐ-CP qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến cơ quan, tổ chức quy định tại các khoản b, c và d khoản 1 Điều 8 Nghị định 143/2016/NĐ-CP;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức quy định tại các khoản b, c và d khoản 1 Điều 8 Nghị định 143/2016/NĐ-CP thẩm định hồ sơ chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trình người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 143/2016/NĐ-CP quyết định chia, tách, sáp nhập hoặc cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 143/2016/NĐ-CP. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không quyết định chia, tách, sáp nhập hoặc không cho phép chia, tách, sáp nhập thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Công khai và gửi quyết định chia, tách, sáp nhập, cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như thế nào?
Theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 24/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 10 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) thì việc công khai và gửi quyết định chia, tách, sáp nhập, cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công khai quyết định chia, tách, sáp nhập, cho phép chia, tách, sáp nhập cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng công lập hoặc quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trường cao đẳng tư thục, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội gửi quyết định đến cơ quan chủ quản của trường cao đẳng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng đặt trụ sở chính để theo dõi, quản lý;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội gửi quyết định đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp đặt trụ sở chính để theo dõi, quản lý;
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc hoặc quyết định cho phép chia, tách, sáp nhập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi quyết định đến Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) để theo dõi, quản lý.
Nghị định 24/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06 năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?