Từ 01/4/2024, sẽ tiến hành thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 đúng không?
Từ 01/4/2024, sẽ tiến hành thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 đúng không?
Ngày 15 tháng 02 năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 03/2023/QĐ-TTg về việc Ban hành Chương trình điều tra thống kê quốc gia. Theo đó, Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ được tổ chức 5 năm 1 lần (giữa 2 kỳ Tổng điều tra dân số và nhà ở) vào các năm có số tận cùng là 4.
Thực hiện Chương trình điều tra thống kê quốc gia, ngày 14 tháng 7 năm 2023, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) ký Quyết định 629/QĐ-TCTK về Ban hành Phương án Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024.
Theo Phương án, Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 (viết gọn là Điều tra DSGK 2024) được thực hiện nhằm mục đích chính:
(i) Thu thập thông tin về dân số và nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2021 – 2025; xây dựng chính sách, lập kế hoạch dân số và nhà ở phục vụ lập Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2026 – 2030; giám sát thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết.
(ii) Cung cấp số liệu về quy mô dân số đến cấp huyện 5 năm sau Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019; làm cơ sở rà soát, hiệu chỉnh số liệu dân số hàng năm giai đoạn 2020 – 2024; cập nhật kho dữ liệu dân số và nhà ở do Tổng cục Thống kê quản lý phục vụ nghiên cứu, phân tích và dự báo quá trình phát triển dân số và nhà ở giữa hai kỳ tổng điều tra trên phạm vi cả nước và từng địa phương; đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế.
Điều tra DSGK 2024 được thực hiện trên phạm vi cả nước tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (tỉnh, thành phố), gồm tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (huyện) ngoại trừ 4 huyện đảo nhỏ (là: Bạch Long Vỹ, thành phố Hải Phòng; Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị; Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng; Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa).
Đối tượng điều tra của Điều tra DSGK 2024 bao gồm: (i) Hộ dân cư (bao gồm cả thông tin về nhà ở của hộ); (ii) Nhân khẩu thực tế thường trú của hộ dân cư (bao gồm cả những người thuộc lực lượng vũ trang, người có quốc tịch nước ngoài hiện đang ăn, ngủ tại hộ), không bao gồm những người đang sống trong khu vực quản lý riêng của quân đội và công an.
Đơn vị điều tra của Điều tra DSGK 2024 là hộ dân cư (viết gọn là hộ). Hộ bao gồm một người ăn riêng, ở riêng hoặc một nhóm người ở chung và ăn chung. Đối với hộ có từ 02 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hoặc không có quan hệ ruột thịt, hôn nhân, nuôi dưỡng; có hoặc không có quỹ thu – chi chung.
Thời điểm điều tra là 0 giờ ngày 01/4/2024. Thời gian thu thập thông tin trong Điều tra DSGK 2024 được bắt đầu từ ngày 01/4/2024 đến ngày 30/4/2024.
Điều tra DSGK 2024 áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên (ĐTV) đến từng hộ để hỏi người cung cấp thông tin và ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu điều tra điện tử được thiết kế trên thiết bị di động thông minh (CAPI). Một số trường hợp đặc biệt, đối với những đối tượng điều tra không thể tiếp cận trực tiếp hoặc tiếp cận nhiều lần không được, Cục trưởng Cục Thống kê quyết định lựa chọn phương pháp thu thập thông tin phù hợp bằng cách gửi mẫu phiếu giấy hoặc phiếu điện tử (CAPI hoặc Webform) để đối tượng điều tra tự cung cấp thông tin.
Người cung cấp thông tin là Chủ hộ (hoặc người trưởng thành am hiểu về các thành viên trong hộ khi chủ hộ đi vắng) là người cung cấp thông tin của hộ và thành viên hộ. Đối với những thông tin về thành viên hộ mà chủ hộ không nắm chắc, ĐTV gặp và phỏng vấn trực tiếp thành viên hộ thu thập thông tin.
Điều tra DSGK 2024 sẽ thu thập thông tin về 7 nội dung chính sau: (1) Thông tin về nhân khẩu học của các thành viên hộ; (2) Thông tin về di cư; (3) Thông tin về giáo dục; (4) Thông tin về hôn nhân; (5) Thông tin về lịch sử sinh của nữ từ 10 – 49 tuổi; (6) Thông tin về người chết của hộ; (7) Thông tin về nhà ở và điều kiện sống của hộ.
Điều tra DSGK 2024 sử dụng 03 loại phiếu để thu thập thông tin phục vụ lập bảng kê hộ dân cư và thu thập thông tin phục vụ tổng hợp các chỉ tiêu, cụ thể:
- Phiếu 01/DSGK-BK: Thu thập các thông tin phục vụ lập bảng kê hộ dân cư.
- Phiếu 02/DSGK-PN: Thu thập thông tin nhân khẩu học và di cư của dân số, thông tin về người chết trong vòng 5 năm và nhà ở của hộ.
- Phiếu 03/DSGK-PD: Ngoài các thông tin như Phiếu 02/DSGK-PN, bổ sung thu thập các thông tin về tình trạng hôn nhân, giáo dục của thành viên hộ; lịch sử sinh của nữ từ 10-49 tuổi, thông tin về nhà ở và điều kiện sống của hộ.
Kết quả điều tra toàn bộ sẽ được công bố vào tháng 11-12/2024. Các báo cáo phân tích chuyên đề sẽ được công bố vào năm 2025./.
Theo đó, sẽ tổ chức thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 từ 0h ngày 1/4/2024.
Nguồn: Tạp chí Con số và Sự kiện.
Từ 01/4/2024, sẽ tiến hành thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 đúng không? (Hình từ internet)
Nhà nước, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm gì trong công tác dân số?
Căn cứ theo Điều 5 Pháp lệnh dân số 2003, quy định về trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, tổ chức trong công tác dân số gồm có như sau:
- Nhà nước có chính sách, biện pháp để triển khai công tác dân số, thực hiện xã hội hoá công tác dân số, bảo đảm điều kiện thuận lợi cho công tác dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác, giúp đỡ, hỗ trợ chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, nâng cao chất lượng dân số, ưu tiên đối với người nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
- Cơ quan quản lý nhà nước về dân số có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác dân số; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để triển khai công tác dân số; thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về dân số.
- Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Lồng ghép các yếu tố dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội;
+ Tuyên truyền, vận động thực hiện công tác dân số;
+ Cung cấp các loại dịch vụ dân số;
+ Tổ chức thực hiện pháp luật về dân số trong cơ quan, tổ chức mình.
Nội dung quản lý nhà nước về dân số gồm có những gì?
Căn cứ theo Điều 33 Pháp lệnh dân số 2003, quy định về nội dung quản lý nhà nước về dân số gồm có các nội dung như sau:
- Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số;
- Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa các cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số;
- Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước về dân số;
- Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý, khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số; công tác đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tổng điều tra dân số định kỳ;
- Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân số;
- Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số;
- Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số;
- Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số;
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dân số.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gờ giảm tốc là gì? Gờ giảm tốc có tác dụng gì? Khu vực đường ngang không có người gác có bố trí gờ giảm tốc không?
- Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư được triệu tập theo hình thức nào? Đại biểu tham dự Đại hội phải đáp ứng điều kiện gì?
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?