Từ 01/6/2022, các trường hợp nào Lãnh sự danh dự sẽ bị chấm dứt hoạt động? Những bất lợi đối với Lãnh sự danh dự sẽ bị chấm dứt hoạt động là gì?
05 trường hợp nào Lãnh sự danh dự sẽ bị chấm dứt hoạt động?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 26/2022/NĐ-CP thì 05 trường hợp sau đây Lãnh sự danh dự sẽ bị chấm dứt hoạt động:
- Thời hạn nhiệm kỳ hoạt động chấm dứt và Nước cử không thông báo về việc gia hạn tư cách Lãnh sự danh dự của người này.
- Lãnh sự danh dự bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
- Lãnh sự danh dự có nguyện vọng thôi không làm Lãnh sự danh dự và được Nước cử chấp thuận.
- Lãnh sự danh dự bị Bộ Ngoại giao thu hồi Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự. Việc thu hồi Giấy chấp nhận Lãnh sự danh dự có thể được Bộ Ngoại giao thực hiện bất kỳ lúc nào mà không cần nêu rõ lý do.
- Nước cử có công hàm thông báo Cơ quan lãnh sự danh dự chấm dứt hoạt động.
Năm 2022, 05 trường hợp nào Lãnh sự danh dự sẽ bị chấm dứt hoạt động theo Nghị định 26/2022/NĐ-CP của Chính phủ?
Những bất lợi đối với Lãnh sự danh dự bị chấm dứt hoạt động?
Theo khoản 2 đến khoản 4 Điều 8 Nghị định 26/2022/NĐ-CP thì khi Lãnh sự danh dự bị chấm dứt hoạt động sẽ gặp một số bất lợi như sau:
- Trừ trường hợp nêu tại điểm a và d khoản 1 Điều này, Nước cử sẽ thông báo chính thức đến Bộ Ngoại giao về việc chấm dứt hoạt động của Cơ quan Lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự. Trên cơ sở này, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sẽ ra quyết định chấm dứt hoạt động của Cơ quan Lãnh sự danh dự và/hoặc Lãnh sự danh dự.
- Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều này, các ưu đãi miễn trừ và quyền được hưởng các ưu đãi miễn trừ đối với Cơ quan Lãnh sự danh dự và Lãnh sự danh dự theo quy định tại Nghị định này, pháp luật có liên quan cũng chấm dứt.
- Ngay sau khi ra quyết định chấm dứt hoạt động của Cơ quan Lãnh sự danh dự và/hoặc Lãnh sự danh dự, Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam về việc này theo thủ tục quy định tại khoản 4 Điều 5.
Lãnh sự danh dự có trách nhiệm dỡ bỏ biển trụ sở, quốc kỳ quốc huy của Nước cử tại trụ sở hoạt động của Cơ quan lãnh sự danh dự, trên phương tiện giao thông và hoàn trả lại Chứng minh thư Lãnh sự danh dự theo quy định tại khoản 6 Điều 13 của Nghị định này.
Quyền của Lãnh sự danh dự được quy định như thế nào?
Quyền của Lãnh sự danh dự được quy định tại Điều 10 Nghị định 26/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 10. Quyền của Lãnh sự danh dự
Trong khi thực hiện chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có các quyền sau đây:
1. Trực tiếp liên hệ, làm việc với các cơ quan địa phương của Việt Nam trong khu vực lãnh sự của mình.
2 Thông qua cơ quan đại diện ngoại giao của Nước cử tại Việt Nam (nếu có) để liên hệ, làm việc với các cơ quan trung ương của Việt Nam. Trong trường hợp không có cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam thì Lãnh sự danh dự có thể thông qua Bộ Ngoại giao Nước cử để liên hệ.
3. Sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc như thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax thông qua hệ thống bưu chính viễn thông của Việt Nam.
4. Tuyển dụng lao động để phục vụ cho công tác lãnh sự trên cơ sở tuân thủ các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam.
5. Treo quốc kỳ, quốc huy của Nước cử tại trụ sở của Cơ quan lãnh sự danh dự và trên phương tiện giao thông của Lãnh sự danh dự, khi những phương tiện này được sử dụng cho công việc chính thức dùng để thực hiện chức năng lãnh sự trong khu vực lãnh sự của mình.
6. Được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chức năng của mình, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoặc theo thỏa thuận với Nước cử trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
7. Lãnh sự danh dự là người nước ngoài được cấp thị thực nhập cảnh và cư trú tại Việt Nam phù hợp với các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
8. Được cấp, cấp lại, gia hạn Chứng minh thư Lãnh sự danh dự.
9. Các quyền khác phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam."
Nghĩa vụ của Lãnh sự danh dự được quy định như thế nào?
Nghĩa vụ của Lãnh sự danh dự được quy định tại Điều 11 Nghị định 26/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 11. Nghĩa vụ của Lãnh sự danh dự
Trong khi thực hiện chức năng lãnh sự, Lãnh sự danh dự có các nghĩa vụ sau đây:
1. Tôn trọng pháp luật, tập quán của Việt Nam.
2. Thu xếp trụ sở làm việc của Cơ quan lãnh sự danh dự, cơ sở vật chất và các phương tiện khác phục vụ việc thực hiện chức năng lãnh sự danh dự của mình và tự chịu các chi phí liên quan.
3. Thông báo cho cơ quan ngoại vụ địa phương 07 ngày trước khi tổ chức hoạt động lễ tân.
4. Phân định rõ trụ sở làm việc của Cơ quan lãnh sự danh dự với trụ sở phục vụ công việc kinh doanh thương mại của cá nhân mình.
5. Không dùng trụ sở của Cơ quan lãnh sự danh dự vào các mục đích không phù hợp với việc thực thi chức năng lãnh sự của mình.
6. Bảo mật các thông tin và tài liệu phục vụ thực hiện chức năng lãnh sự của mình và tách bạch, tránh để lẫn các thông tin, tài liệu này với tài liệu phục vụ công việc cá nhân của bản thân.
7. Định kỳ hàng năm gửi thông tin cho Bộ Ngoại giao kết quả công việc thực hiện trong năm để phục vụ cho việc phối hợp công tác. Thời gian thông tin là trước ngày 15 tháng 01 của năm liền kề."
Nghị định 26/2022/NĐ-CP về viên chức Lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam chính thức có hiệu lực từ 01/06/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?