Từ 01/7/2023 khoản phụ cấp nào sẽ tăng đối với cán bộ công chức? Có phải chịu thuế TNCN đối với các khoản phụ cấp không?
Từ 01/7, khoản phụ cấp nào sẽ tăng đối với cán bộ công chức?
Trên tinh thần của Nghị quyết 69/2022/QH15, từ ngày 01/7/2023, lương cơ sở sẽ được tăng lên 1.800.00 đồng/tháng. Khi đó, một loạt các khoản phụ cấp đối với cán bộ công chức cũng sẽ tăng theo.
Cụ thể như sau:
STT | Phụ cấp | Đối tượng áp dụng | Cơ sở pháp lý |
1 | Phụ cấp thâm niên vượt khung | Đối tượng xếp lương theo bảng 2, bảng 3, bảng 4 và bảng 7 quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 204/2004/NĐ-CP và bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh. | Thông 04/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức |
2 | Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo | Đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm. | Thông tư 78/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác |
3 | Phụ cấp khu vực | Đối tượng làm việc ở những nơi xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. | Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực |
4 | Phụ cấp đặc biệt | Đối tượng làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. | Thông tư 09/2005/TT-BNV hướng dẫn chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang |
5 | Phụ cấp thu hút | Đối với cán bộ, công chức, viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn. | Nghị định 76/2019/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn |
6 | Phụ cấp lưu động | Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở một số nghề hoặc công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở. | Thông tư 06/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành |
7 | Phụ cấp độc hại, nguy hiểm | Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương. | Thông tư 07/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức |
8 | Phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc | Bao gồm: - Phụ cấp thâm niên nghề; - Phụ cấp ưu đãi theo nghề; - Phụ cấp trách nhiệm theo nghề; - Phụ cấp trách nhiệm công việc; - Phụ cấp phục vụ quốc phòng, an ninh | Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang |
Từ 01/7, khoản phụ cấp nào sẽ tăng đối với cán bộ công chức? Có phải chịu thuế TNCN đối với các khoản phụ cấp không? (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức có phải đóng thuế TNCN đối với các khoản phụ cấp không?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
...
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.
Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì nếu các khoản phụ cấp của cán bộ công chức thuộc vào các khoản phụ cấp nêu trên thì cán bộ công chức sẽ không phải đóng thuế TNCN đối với những khoản phụ cấp này.
Công thức tính lương của cán bộ công chức từ 01/07/2023 như thế nào?
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Hiện nay, việc tính lương cho cán bộ công chức được thực hiện theo công chức sau:
Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương
Theo đó, từ ngày 01/7/2023, khi lương cơ sở chính thức được tăng lên 1,800,000 đồng/tháng, công thức tính lương trên được xác định như sau:
Tiền lương = 1,800,000 x Hệ số lương
Lưu ý: Công thức trên chưa bao gồm các khoản phụ cấp.
- Thông tư 92/2015/TT-BTC
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Thông tư 07/2005/TT-BNV
- Thông tư 06/2005/TT-BNV
- Nghị định 76/2019/NĐ-CP
- Thông tư 09/2005/TT-BNV
- Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT
- Thông tư 78/2005/TT-BNV
- Thông 04/2005/TT-BNV
- Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP
- Nghị quyết 69/2022/QH15
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?