Từ 01/7/2023: Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội khi chính thức tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng?
Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động khi tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2023?
Căn cứ vào khoản 1, khoản 2 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật này, mức đóng và phương thức đóng được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, đối với người lao động đã có quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở đối với người lao động chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Phương thức đóng được thực hiện 3 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Trường hợp đóng qua doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thu, nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động và đăng ký phương thức đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếp nhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tại Điều này hoặc truy nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội sau khi về nước.
Theo như quy định trên thì đối với người hoạt động không chuyên trách thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ là 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất sẽ là 22% của 2 lần mức lương cơ sở.
Hiện nay, theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Do đó, đối với người hoạt động không chuyên trách thì mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất sẽ là 119.200 đồng.
Đối với người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng sẽ là 655.600 đồng.
Vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua việc tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2023 lên thành 1.800.000 đồng/tháng.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng của người lao động sẽ có một số thay đổi như sau kể từ ngày 01/7/2023:
- Đối với người hoạt động không chuyên trách thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng sẽ là 144.000 đồng.
- Đối với người lao động đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng sẽ là 792.000 đồng.
Từ 01/7/2023: Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội khi chính thức tăng lương cơ sở lên 1.800.000 đồng/tháng? (Hình từ Internet)
Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động khi tăng lương cơ sở?
Căn cứ vào khoản 2, khoản 3 Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 một số quy định bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 92 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
3. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.
Theo đó, hiện nay thì người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí với số tiền là 327.800 đồng/tháng.
Người sử dụng lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng cho người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn là 208.600 đồng.
Từ ngày 01/7/2023, khi tăng lương cơ sở lên thành 1.800.000 đồng/tháng thì mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hằng tháng của người sử dụng lao động sẽ thay đổi như sau:
- Mức đóng dành cho hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí sẽ là 396.000 đồng/tháng
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn sẽ là 252.000 đồng/tháng.
Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất như sau:
- Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
- Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?