Từ 01/7/2024, công dân sẽ có căn cước điện tử? Căn cước điện tử sẽ bị khóa trong trường hợp nào?
Từ 01/7/2024, công dân sẽ có căn cước điện tử?
Sáng 27/11, với 431/468 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Theo đó, tham khảo nội dung tại Dự thảo Luật Căn cước (Dự thảo báo cáo Hội nghị ĐBQH chuyên trách). Tại Điều 31 Dự thảo Luật Căn cước nêu rõ, mỗi công dân sẽ chỉ có 01 Căn cước điện tử. Đây là Căn cước được thể hiện qua tài khoản định danh điện tử.
Như vậy, nếu như không có gì thay đổi cho đến khi thi hành Dự thảo Luật căn cước thì từ 01/7/2024 công dân sẽ có căn cước điện tử.
Căn cước điện tử có giá trị sử dụng tương đương như việc sử dụng thẻ căn cước trong thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình thẻ căn cước; có giá trị cung cấp thông tin trong các loại giấy tờ, tài liệu đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối chiếu khi thực hiện các giao dịch có yêu cầu xuất trình giấy tờ đó.
Sau khi có căn cước điện tử, công dân có thể thực hiện thủ tục tích hợp thông tin vào thẻ căn cước thông qua việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước hoặc ứng dụng VNeID khi đã có căn cước điện tử.
Thông tin trong căn cước điện tử bao gồm:
- Thông tin về căn cước gồm có:
+ Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18 và khoản 24 Điều 9 Dự thảo Luật Căn cước.
+ Thông tin nhân dạng.
+ Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
+ Nghề nghiệp, trừ lực lượng quân đội, công an, cơ yếu.
+ Trạng thái của căn cước điện tử.
- Thông tin tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin về: Thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
- Thông tin được xác thực từ cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo đề nghị của công dân.
Từ 01/7/2024, công dân sẽ có căn cước điện tử? Căn cước điện tử sẽ bị khóa trong trường hợp nào? (Hình từ internet)
Căn cước điện tử sẽ bị khóa trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Dự thảo Luật Căn cước thì nếu không có sự thay đổi thì căn cước điện tử sẽ bị khóa trong các trường hợp sau:
- Khi người được cấp căn cước điện tử có yêu cầu khóa;
- Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm điều khoản sử dụng ứng dụng VNeID;
- Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi thẻ căn cước;
- Khi người được cấp căn cước điện tử chết;
- Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền;
- Khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cho người sử dụng căn cước điện tử.
Giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân hiện nay thế nào?
Căn cứ vào Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân được xác định theo nội dung nêu trên.
Theo đó, Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về Căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?