Từ 01/7/2024 việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước thực hiện ra sao?
Từ 01/7/2024 việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023 thì việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước thực hiện như sau:
- Tổ chức quản lý, vận hành đập, hồ chứa quy định tại điểm a khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023; tổ chức được giao quản lý hồ trên sông, suối quy định tại điểm b và hồ, ao, đầm, phá quy định tại điểm c, điểm đ khoản 2 Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023 đề xuất phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; thực hiện việc cắm mốc giới và tổ chức bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước và cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các trường hợp không có tổ chức được giao quản lý, vận hành;
- Trường hợp đập, hồ chứa thủy lợi, kênh, mương thuộc công trình thủy lợi thì phạm vi, mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước được xác định theo mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Trường hợp sông, suối, kênh, rạch có mốc giới hành lang bảo vệ được xác định trùng với mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng, mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê thì sử dụng mốc chỉ giới hành lang bảo vệ luồng theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa và mốc chỉ giới hành lang bảo vệ đê theo quy định của pháp luật về đê điều;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để quản lý, bảo vệ.
Từ 01/7/2024 việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước, cắm mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước thực hiện ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch hiện nay ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 43/2015/NĐ-CP thì hành lang bảo vệ nguồn nước đối với sông, suối, kênh, rạch có phạm vi như sau:
(1) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 43/2015/NĐ-CP, phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
- Không nhỏ hơn 10 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
- Không nhỏ hơn 05 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung;
- Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) căn cứ vào diễn biến lòng dẫn, tình trạng sạt, lở để quyết định phạm vi hành lang bảo vệ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, hạn chế các nguyên nhân gây sạt, lở bờ, bảo vệ sự ổn định của bờ;
- Trường hợp đoạn sông, suối, kênh, rạch đã được kè bờ chống sạt, lở, lấn chiếm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phạm vi của hành lang bảo vệ nguồn nước nhỏ hơn phạm vi tối thiểu được quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 43/2015/NĐ-CP.
(2) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 43/2015/NĐ-CP, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước quy định như sau:
- Không nhỏ hơn 20 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung hoặc được quy hoạch xây dựng đô thị, khu dân cư tập trung;
- Không nhỏ hơn 15 m tính từ mép bờ đối với đoạn sông, suối, kênh, rạch không chảy qua các đô thị, khu dân cư tập trung.
(3) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 43/2015/NĐ-CP, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước không nhỏ hơn 30 m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nước ven sông, suối, kênh, rạch.
(4) Đối với hành lang bảo vệ sông, suối, kênh, rạch có chức năng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 Nghị định 43/2015/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ nguồn nước.
(5) Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước có từ hai chức năng trở lên thì phạm vi tối thiểu của hành lang được xác định theo chức năng có phạm vi tối thiểu rộng nhất.
(6) Trường hợp hành lang bảo vệ nguồn nước quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị định 43/2015/NĐ-CP nhưng ở các đoạn sông, suối, kênh, rạch có công trình đê điều, các tuyến đường sắt, đường bộ hoặc các công trình kết cấu hạ tầng khác ở ven nguồn nước thì phạm vi tối đa của hành lang bảo vệ nguồn nước không vượt quá chỉ giới hành lang bảo vệ đê về phía sông hoặc hành lang an toàn của các công trình đó về phía bờ.
(7) Trường hợp kênh, rạch thuộc hệ thống công trình thủy lợi thì thực hiện lập và quản lý hành lang bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi.
(8) Trường hợp sông, suối, kênh, rạch nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa.
Hành lang bảo vệ nguồn nước là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Tài nguyên nước 2023 có thể hiểu Hành lang bảo vệ nguồn nước là hành lang được lập để bảo vệ sự ổn định của bờ và phòng, chống lấn chiếm đất ven nguồn nước; phòng, chống các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước; bảo vệ sự phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nước; bảo vệ, bảo tồn hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, giá trị văn hóa, đa dạng sinh học, phát triển du lịch liên quan đến nguồn nước.
Luật Tài nguyên nước 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 trừ khoản 3, khoản 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?