Từ 01/7/2025 mọi trường hợp sử dụng các biện pháp tránh thai đều được hưởng chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 ra sao?
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 01/7/2025 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
* Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
(1) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
(2) Cán bộ, công chức, viên chức;
(3) Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
(4) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
(5) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
(6) Dân quân thường trực;
(7) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
(8) Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí;
(9) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã có hưởng tiền lương;
(10) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
(11) Đối tượng quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất;
(12) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
(13) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương.
** Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:
(1) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
(2) Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019;
(3) Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Từ 01/7/2025 mọi trường hợp sử dụng các biện pháp tránh thai đều được hưởng chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Từ 01/7/2025 mọi trường hợp sử dụng các biện pháp tránh thai đều được hưởng chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 ra sao?
Căn cứ theo Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ;
d) Lao động nữ nhờ mang thai hộ;
đ) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
e) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
...
Như vậy, các đối tượng quy định tại các điểm (1), (2), (3), (4), (9), (10), (11), (12) và (13) và (**) nêu trên thì được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Lao động nữ mang thai;
(ii) Lao động nữ sinh con;
(iii) Lao động nữ mang thai hộ;
(iv) Lao động nữ nhờ mang thai hộ;
(v) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
(vi) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
(vii) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
Theo đó, nếu các đối tượng quy định tại các điểm (1), (2), (3), (4), (9), (10), (11), (12) và (13) và (**) sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được hưởng chế độ thai sản.
Tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chỉ quy định lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản thì mới được hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì mọi trường hợp sử dụng các biện pháp tránh thai đều được hưởng chế độ thai sản (nếu các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
Hiện nay, khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (1) Lao động nữ mang thai; (2) Lao động nữ sinh con; (3) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; (4) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; (5) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; (6) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con. |
* Chú ý:
- Đối tượng quy định tại (ii), (iii), (iv), (v) phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
- Đối tượng quy định tại (ii), (iii) đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.
- Đối tượng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 53, 54, 55 và 56 và các khoản 1, 2 và 3 Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
- Đối tượng quy định tại (ii) đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ khi nào?
Căn cứ theo Điều 140 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
...
Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?