Từ 01/7/2026 hộ gia đình khai thác nước dưới đất để sử dụng cho sinh hoạt phải thực hiện kê khai theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Từ 01/7/2026 hộ gia đình khai thác nước dưới đất để sử dụng cho sinh hoạt phải thực hiện kê khai theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023?
Tại khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định về việc kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước như sau:
Quy định chung về việc kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
...
4. Hộ gia đình khai thác nước dưới đất để sử dụng cho sinh hoạt của mình phải thực hiện kê khai để quản lý.
...
Tiếp đó, căn cứ theo quy định tại Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023 có nội dung:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
2. Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 08/2017/QH14, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 72/2020/QH14 (sau đây gọi chung là Luật số 17/2012/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 86 của Luật này.
3. Việc tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cấp cho sinh hoạt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 69 của Luật này được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
4. Việc kê khai khai thác nước dưới đất của hộ gia đình quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật này được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2026.
Như vậy, theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023 thì từ 01/7/2026 hộ gia đình khai thác nước dưới đất để sử dụng cho sinh hoạt của mình phải thực hiện kê khai để quản lý.
Từ 01/7/2026 hộ gia đình khai thác nước dưới đất để sử dụng cho sinh hoạt phải thực hiện kê khai theo quy định mới nhất tại Luật Tài nguyên nước 2023? (Hình ảnh từ Internet)
Trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất hiện nay ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Nghị định 02/2023/NĐ-CP thì đăng ký khai thác nước dưới đất hiện nay thực hiện như sau:
(1) Cơ quan xác nhận đăng ký khai thác nước dưới đất là Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 02/2023/NĐ-CP; Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 02/2023/NĐ-CP.
(2) Trình tự, thủ tục đăng ký đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 02/2023/NĐ-CP:
- Căn cứ Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rà soát, lập danh sách tổ chức, cá nhân có công trình khai thác nước dưới đất thuộc diện phải đăng ký trên địa bàn; thông báo và phát 02 tờ khai đăng ký theo Mẫu 35 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP cho tổ chức, cá nhân để kê khai;
Trường hợp chưa xây dựng công trình khai thác nước dưới đất, tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký khai thác trước khi tiến hành xây dựng công trình.
- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hoàn thành 02 tờ khai và nộp cho cơ quan xác nhận đăng ký hoặc nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm nộp tờ khai cho cơ quan đăng ký;
- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, cơ quan xác nhận đăng ký có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân.
(3) Trình tự, thủ tục đăng ký đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 02/2023/NĐ-CP:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản kê khai 02 tờ khai đăng ký theo Mẫu 36 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 02/2023/NĐ-CP gửi Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình;
- Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ khai của tổ chức, cá nhân, cơ quan xác nhận đăng ký có trách nhiệm kiểm tra nội dung thông tin, xác nhận vào tờ khai và gửi 01 bản cho tổ chức, cá nhân.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân đã đăng ký khai thác nước dưới đất, nếu không tiếp tục khai thác, sử dụng thì phải thông báo và trả tờ khai (đã được xác nhận) cho cơ quan xác nhận đăng ký hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để báo cho cơ quan đăng ký và thực hiện việc trám, lấp giếng không sử dụng theo quy định.
- Cơ quan xác nhận đăng ký có trách nhiệm lập sổ theo dõi, cập nhật số liệu đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn; hằng năm trước ngày 15 tháng 12 tổng hợp, báo cáo kết quả đăng ký tới Sở Tài nguyên và Môi trường (trường hợp cơ quan đăng ký là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
Luật Tài nguyên nước 2023 khi nào phát sinh hiệu lực?
Căn cứ theo quy định tại Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023 có nội dung:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này
2. Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 08/2017/QH14, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 72/2020/QH14 (sau đây gọi chung là Luật số 17/2012/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 86 của Luật này.
...
Như vậy, Luật Tài nguyên nước 2023 chính thức phát sinh hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 trừ trường hợp tại khoản 3, 4 Điều 85 Luật Tài nguyên nước 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?