Từ 01/9/2023, chuyến bay bị chậm dưới 2 giờ thì bồi thường hành khách như thế nào theo quy định?
Chuyến bay bị chậm dưới 2 giờ thì bồi thường hành khách như thế nào?
Ngày 30/6/2023, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 19/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư quy định liên quan đến vận tải hàng không.
Theo đó, chuyến bay bị chậm được định nghĩa là chuyến bay có thời gian khởi hành thực tế muộn trên 15 phút so với thời gian khởi hành theo kế hoạch trong lịch bay căn cứ.
Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT đã sửa đổi, bổ sung quy định về nghĩa vụ của hãng hàng không đối với hành khách khi chuyến bay bị chậm tại Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT như sau:
Nghĩa vụ tối thiểu của người vận chuyển đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong trường hợp vận chuyển bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển
...
3. Trong trường hợp không phải do lỗi của hành khách mà chuyến bay bị chậm, người vận chuyển có nghĩa vụ cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin cho hành khách theo phương thức thích hợp; xin lỗi hành khách; bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí khác có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian chờ đợi tại cảng hàng không được quy định trong Điều lệ vận chuyển và phải đảm bảo chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, theo quy định trên, thì khi chuyến bay bị chậm dưới 2 giờ mà không phải lỗi do hành khách thì hành khách sẽ được bồi thường như sau:
- Được cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin về việc delay chuyến bay;
- Được xin lỗi về việc delay chuyến bay;
- Được bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí khác có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian chờ đợi;
- Được đảm bảo chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không.
Từ 01/9/2023, chuyến bay bị chậm dưới 2 giờ thì bồi thường hành khách như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Trường hợp chuyến bay bị chậm trên 2 tiếng thì hành khách được bồi thường thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 81/2014/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT như sau:
Nghĩa vụ tối thiểu của người vận chuyển đối với hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay trong trường hợp vận chuyển bị chậm, chuyến bay bị hủy, khởi hành sớm, hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển
...
4. Trong trường hợp chuyến bay bị chậm do lỗi của người vận chuyển, ngoài các nghĩa vụ của khoản 3 Điều này, người vận chuyển có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ khác đối với hành khách như sau:
a) Đối với chuyến bay chậm từ 02 giờ trở lên: trong phạm vi cung cấp dịch vụ của người vận chuyển, chuyển đổi hành trình phù hợp cho hành khách hoặc chuyển sang chuyến bay khác để hành khách tới được điểm cuối của hành trình, miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có) cho hành khách;
b) Đối với chuyến bay chậm từ 05 giờ trở lên: trường hợp hành khách không yêu cầu người vận chuyển thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm a khoản này mà yêu cầu hoàn trả tiền vé, người vận chuyển hoàn trả toàn bộ tiền vé hoặc hoàn trả tiền phần vé chưa sử dụng theo sự lựa chọn của hành khách tại cảng hàng không hoặc tại các văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đại lý bán vé do hãng hàng không chỉ định;
c) Đối với chuyến bay chậm kéo dài: ngoài nghĩa vụ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này khi hành khách có yêu cầu, người vận chuyển phải thực hiện bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay theo quy định về việc bồi thường ứng trước không hoàn lại trong vận chuyển hành khách bằng đường hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hành khách bị delay chuyến bay từ 2 tiếng trở lên mà do lỗi của hãng hàng không thì sẽ được bồi thường như sau:
- Được cung cấp, cập nhật đầy đủ thông tin về việc delay chuyến bay;
- Được xin lỗi về việc delay chuyến bay;
- Được bảo đảm việc ăn, nghỉ, đi lại và chịu các chi phí khác có liên quan trực tiếp phù hợp với thời gian chờ đợi;
- Được đảm bảo chất lượng dịch vụ hành khách tại cảng hàng không.
- Được chuyển đổi hành trình phù hợp hoặc chuyển sang chuyến bay khác.
Được miễn trừ điều kiện hạn chế về chuyển đổi hành trình hoặc chuyển đổi chuyến bay và phụ thu liên quan (nếu có);
- Được hoàn trả tiền vé khi bị delay từ 5 tiếng trở lên nếu không chấp nhận chuyển đổi hành trình hay chuyển sang chuyến bay khác và có yêu cầu hoàn tiền;
- Được bồi thường ứng trước không hoàn lại cho hành khách đã được xác nhận chỗ và có vé trên chuyến bay khi có yêu cầu (trong trường hợp bị delay kéo dài).
Khi nào chính thức áp dụng quy định mới về bồi thường cho hành khách bị delay chuyến bay?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Thông tư 19/2023/TT-BGTVT về hiệu lực thi hành:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
...
Như vậy, Thông tư 19/2023/TT-BGTVT về quy định bồi thường cho hành khách bị delay chuyến bay được áp dụng từ ngày 01/9/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?