Từ 01/9/2023 những trường hợp nào được sử dụng tạm thời một phần lòng đường tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Từ 01/9/2023, những trường hợp nào được sử dụng tạm thời một phần lòng đường tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Ai có thẩm quyền giải quyết cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường tại Thành phố Hồ Chí Minh?
- Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường được quy định như thế nào?
Từ 01/9/2023, những trường hợp nào được sử dụng tạm thời một phần lòng đường tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Căn cứ tại Điều 9 Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023, những trường hợp được sử dụng tạm thời một phần lòng đường tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm có các trường hợp sau:
- Tổ chức các hoạt động văn hóa (thể thao, diễu hành, lễ hội) và điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn hóa.
- Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị
- Bố trí điểm trông, giữ xe có thu phí.
Từ 01/9/2023 những trường hợp nào được sử dụng tạm thời một phần lòng đường tại thành phố Hồ Chí Minh? (Hình từ internet)
Ai có thẩm quyền giải quyết cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường tại Thành phố Hồ Chí Minh?
Căn cứ tại Điều 11 Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023, quy định như sau:
Cơ quan, tổ chức giải quyết cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố
1. Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét cấp phép sử dụng tạm thời một phần hè phố đối với các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp phép theo Điều 8 và một phần lòng đường theo Điều 9 trên các tuyến đường theo quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Trường hợp đề nghị cấp phép sử dụng tạm một phần lòng đường, hè phố vừa thuộc thẩm quyền của Sở Giao thông vận tải vừa thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ do Sở Giao thông vận tải xem xét giải quyết.
Theo như quy định nêu trên thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường tại thành phố Hồ Chí Minh là Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp huyện
Trường hợp đề nghị cấp phép sử dụng tạm một phần lòng đường, hè phố vừa thuộc thẩm quyền của Sở Giao thông vận tải vừa thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ do Sở Giao thông vận tải xem xét giải quyết.
Hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023, quy định về hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường được quy định như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường:
- Đơn đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường (theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023).
Tải về Phụ lục I tại đây.
- 01 (một) bản vẽ vị trí mặt bằng đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường có đầy đủ các thông tin sau: vị trí sử dụng, phạm vi sử dụng, phương án bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023).
Tải về Phụ lục II tại đây.
- Đối với trường hợp sử dụng cho hoạt động tại khoản 3 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023, hồ sơ phải kèm theo Giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
- Các văn bản pháp lý khác được chấp thuận về chủ trương (nếu có) liên quan đến nhu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu).
(2) Trình tự thủ tục cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Bước 2: Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:
Đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần hồ sơ, nếu hồ sơ không đúng quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy hẹn ngày trả kết quả;
Đối với trường hợp nộp hồ sơ gián tiếp (qua hệ thống bưu chính): Trường hợp hồ sơ chưa đúng theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định, không được yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 01 lần; không yêu cầu cung cấp đối với giấy tờ, hồ sơ đã được lưu trữ trong cơ quan tiếp nhận, giải quyết hoặc đã có sự kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức theo quy định.
Bước 3: Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tiến hành thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ đủ điều kiện thì cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố theo mẫu tại Phụ lục III của Quy định ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023. Trường hợp không cấp phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Tải về Phụ lục III tại đây.
Quyết định 32/2023/QĐ-UBND năm 2023 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?