Từ 09/02/2023, tổ chức tín dụng không phải đáp ứng tỷ lệ nợ xấu khi mua nợ trong trường hợp nào?
Tỷ lệ nợ xấu là gì?
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
8. Nợ xấu (NPL) là nợ xấu nội bảng, gồm nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
9. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.
Theo quy định Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN phân loại nợ như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
Như vậy, tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 với tổng các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5.
Từ 09/02/2023, tổ chức tín dụng không phải đáp ứng tỷ lệ nợ xấu khi mua nợ trong trường hợp nào?
Tại quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-NHNN (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-NHNN) quy định về các trường hợp tổ chức tín dụng không phải đáp ứng tỷ lệ nợ xấu khi mua nợ như sau:
Nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ
...
12. Tổ chức tín dụng không phải đáp ứng tỷ lệ nợ xấu dưới 3% khi mua nợ trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện mua nợ đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 146a Luật Các tổ chức tín dụng;
b) Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện mua nợ đủ tiêu chuẩn của tổ chức tín dụng hỗ trợ theo phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 148b Luật Các tổ chức tín dụng;
c) Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc mua nợ đủ tiêu chuẩn của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Các trường hợp mua nợ quy định tại điểm a(ii), a(iii) khoản 6 Điều này.
Như vậy, Thông tư 18/2022/TT-NHNN đã bổ sung các trường hợp tổ chức tín dụng không phải đáp ứng tỷ lệ nợ xấu dưới 3% khi mua nợ như sau:
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện mua nợ đủ tiêu chuẩn
- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện mua nợ đủ tiêu chuẩn của tổ chức tín dụng hỗ trợ theo phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được phê duyệt
- Ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc mua nợ đủ tiêu chuẩn của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Tổ chức tín dụng hỗ trợ mua lại khoản nợ đã bán cho tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo phương án phục hồi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã được phê duyệt
- Tổ chức tín dụng nhận chuyển giao bắt buộc mua lại khoản nợ đã bán cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc
Từ 09/02/2023, tổ chức tín dụng không phải đáp ứng tỷ lệ nợ xấu khi mua nợ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng trong hoạt động mua nợ như thế nào?
Theo quy định Điều 16 Thông tư 09/2015/TT-NHNN về quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng khi mua nợ như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ
1. Bên mua nợ có các quyền:
a) Yêu cầu bên bán nợ cung cấp thông tin về khoản nợ được mua, bán (bao gồm cả thông tin liên quan đến hình thành, quản lý khoản nợ);
b) Kế thừa đầy đủ các quyền của bên bán nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu bên bán nợ chuyển giao hồ sơ và hoàn tất các thủ tục để chuyển giao đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của bên bán nợ, phù hợp với thỏa thuận của các bên tại hợp đồng mua, bán nợ và quy định pháp luật;
d) Yêu cầu bên bán nợ thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ cam kết theo thỏa thuận;
đ) Các quyền khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
2. Bên mua nợ có các nghĩa vụ:
a) Thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho bên bán nợ theo hợp đồng mua, bán nợ;
b) Thanh toán các chi phí (kể cả phí môi giới nếu có) phát sinh trong quá trình mua, bán nợ theo thỏa thuận;
c) Kế thừa đầy đủ các nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoản nợ theo thỏa thuận, phù hợp với quy định của pháp luật;
d) Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Theo đó, khi mua nợ, tổ chức tín dụng có quyền và nghĩa vụ như sau:
Quyền của tổ chức tín dụng khi mua nợ:
- Yêu cầu bên bán nợ cung cấp thông tin về khoản nợ
- Kế thừa đầy đủ các quyền của bên bán nợ đối với khoản nợ
- Yêu cầu bên bán nợ chuyển giao hồ sơ và hoàn tất các thủ tục để chuyển giao đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của bên bán nợ
- Yêu cầu bên bán nợ thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ
- Quyền khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của tổ chức tín dụng khi mua nợ:
- Thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho bên bán nợ, các chi phí phát sinh trong quá trình mua nợ
- Kế thừa đầy đủ các nghĩa vụ của bên bán nợ đối với khoản nợ
- Thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Thông tư 18/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 09/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?