Từ 10/6/2022, rà soát giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả nhằm chấn chỉnh công tác thi hành pháp luật trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật?

Vừa qua, gia đình tôi có xem một buổi biểu diễn nghệ thuật ở công viên. Tôi thấy trong buổi biểu diễn này tôi có thấy các ca sĩ hay hát các bài hát của ca sĩ khác. Cho tôi hỏi là có phải hoạt động biểu diễn nghệ thuật thì muốn biểu diễn thế nào cũng được không? Cơ quan chức năng có hành động gì để chấn chỉnh lại hoạt động biểu diễn cho phù hợp với văn hóa, chuẩn mực xã hội hay không?

Chấn chỉnh công tác thi hành pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật?

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước đã cơ bản được kiểm soát. Mọi công việc, sinh hoạt của người dân đã dần trở lại với nhịp sống bình thường. Do đó, nhu cầu về thưởng thức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật cũng tăng dần và có bước chuyển mình mạnh mẽ. Trong thời gian qua, hoạt động văn hóa, nghệ thuật đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, hỗ trợ thiết thực và hiệu quả trong việc khôi phục sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, quá trình tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật vẫn tồn tại một số hiện tượng vi phạm quy định pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Do đó, ngày 10/6/2022 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Công văn 2019/BVHTTDL-NTBD năm 2022 hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/ Sở Văn hóa và Thể thao/ Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch thực hiện nghiêm một số nội dung sau:

“1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, quảng cáo và quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Rà soát các văn bản chấp thuận, giấy phép trong hoạt động văn hóa bảo đảm tính thống nhất giữa tên gọi với nội dung, danh hiệu, giải thưởng và theo đề án đã được phê duyệt. Các nội dung trong thành phần hồ sơ đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp cần thống nhất nội dung đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Thực hiện nghiêm việc tiếp nhận hồ sơ theo quy định về thủ tục hành chính; bảo đảm các hoạt động được thực hiện phù hợp với tình hình an ninh chính trị, thực tiễn văn hóa - xã hội tại địa phương, theo đúng quy định của pháp luật.
4. Cập nhật đầy đủ thông tin các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử theo đúng quy định; chủ động phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn về văn hóa trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên để thống nhất trong công tác quản lý nhà nước.
5. Giám sát nội dung việc thực hiện các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đã được chấp thuận, cấp phép; áp dụng biện pháp quản lý hành chính theo quy định, thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quy định về trật tự quản lý nhà nước trên địa bàn và không gian mạng theo thẩm quyền.
6. Tiếp nhận có chọn lọc thông tin dư luận và cơ quan báo chí, truyền thông để kịp thời xử lý, chấn chỉnh công tác thi hành quy định pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí, cuộc thi người đẹp, người mẫu tại địa phương.
7. Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, bảo đảm khai thác, sử dụng các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam; đồng thời thực hiện đúng các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và theo thỏa thuận bằng văn bản có hiệu lực pháp lý tại Việt Nam giữa tác giả, chủ sở hữu quyền và bên khai thác, sử dụng.”

Như vậy, việc chấn chỉnh công tác thi hành pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật sẽ được thực hiện theo những nội dung được hướng dẫn như trên.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu chấn chỉnh công tác thi hành pháp luật về hoạt động văn hóa, nghệ thuật?

Từ 10/6/2022, rà soát giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả nhằm chấn chỉnh công tác thi hành pháp luật trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật?

Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn hiện nay?

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về những hành vi bị cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn như sau:

- Chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

- Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại.

- Sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

Trường hợp nào sẽ dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật?

Căn vào Điều 17 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật như sau:

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật bằng văn bản đối với một trong các trường hợp sau:

+ Vi phạm quy định tại Điều 3 Nghị định này;

+ Không thông báo hoặc chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định tại Nghị định này;

+ Vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật là cơ quan tiếp nhận thông báo hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận quy định tại Nghị định này.

- Văn bản yêu cầu dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải nêu rõ lý do, thời điểm dừng.

- Tổ chức, cá nhân phải dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kịp thời khắc phục hậu quả. Trường hợp tiếp tục thực hiện hoạt động biểu diễn nghệ thuật, tổ chức, cá nhân có văn bản đề xuất phương án tiếp tục tổ chức gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới tổ chức, cá nhân liên quan biết, thực hiện.

- Tổ chức, cá nhân bị dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc dừng hoạt động biểu diễn nghệ thuật và chịu trách nhiệm bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.

Theo đó, việc dừng hoạt động biễu diễn nghệ thuật sẽ được thực hiện theo nội dung quy định như trên.

Biểu diễn nghệ thuật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang sau 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng mà không được CQNN có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Concert ATSH đêm 3 và đêm 4 tổ chức tại sân Mỹ Đình được UBND Thành phố Hà Nội thống nhất theo Thông báo 4032?
Pháp luật
Biểu diễn nghệ thuật có hành vi xuyên tạc lịch sử sẽ bị yêu cầu dừng hoạt động, kịp thời khắc phục hậu quả?
Pháp luật
Concert là gì? Tổ chức concert có bắt buộc liệt kê tất cả bài hát sẽ được biểu diễn khi xin giấy phép không?
Pháp luật
Bị đình chỉ biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam do sai phạm về trang phục thì có được biểu diễn ở nước ngoài không?
Pháp luật
Điều kiện tổ chức biểu diễn nghệ thuật có bán vé là gì? Hồ sơ và thủ tục cấp văn bản chấp thuận tổ chức biểu diễn nghệ thuật như thế nào?
Pháp luật
Ca sĩ trình diễn những bài hát chứa từ ngữ dung tục, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam thì có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cá nhân biểu diễn nghệ thuật có động tác nhạy cảm có vi phạm quy định pháp luật không? Có bị dừng hoạt động biểu diễn không?
Pháp luật
Doanh nghiệp tổ chức biểu diễn nghệ thuật có quyền thụ hưởng các lợi ích hợp pháp từ việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật hay không?
Pháp luật
Nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật có nội dung xuyên tạc chủ quyền lãnh thổ quốc gia thì bị phạt bao nhiêu tiền? 
Pháp luật
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền nhận lưu chiểu bản ghi âm, ghi hình có nội dung biểu diễn nghệ thuật nhằm mục đích thương mại là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biểu diễn nghệ thuật
926 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biểu diễn nghệ thuật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biểu diễn nghệ thuật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào