Từ 1/1/2025, Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân? Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Từ 1/1/2025, Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân? Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Từ 1/1/2025, Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Luật Thủ đô 2024 quy định về Hội đồng nhân dân Thành phố như sau:

Hội đồng nhân dân Thành phố
1. Thành phố được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách ít nhất là 25% tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân.

Như vậy, từ 1/1/2025, Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách ít nhất là 25% tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân.

Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 9 Luật Thủ đô 2024 quy định về Hội đồng nhân dân Thành phố như sau:

Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố hoạt động chuyên trách, gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, không quá 03 Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên. Số lượng thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố do Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định, bảo đảm không quá 11 người.

Từ 1/1/2025, Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân? Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Từ 1/1/2025, Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân? Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn gì? (Hình ảnh Internet)

Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Luật Thủ đô 2024 quy định về hội đồng nhân dân Thành phố được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

(1) Quyết định số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố hoạt động chuyên trách; quyết định số lượng, tên gọi, phạm vi lĩnh vực phụ trách của các Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố; quy định tiêu chí thành lập, tổ chức các Ban của Hội đồng nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố;

(2) Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân Thành phố, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố;

(3) Quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố chưa được quy định hoặc khác với quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; quyết định thay đổi tên gọi, điều chỉnh chức năng của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính hiện có.

Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố phải bảo đảm phù hợp yêu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác; bảo đảm mục tiêu cải cách hành chính nhà nước, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

Trường hợp thành lập thêm cơ quan thì phải bảo đảm tổng số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố không vượt quá 15% khung số lượng do Chính phủ quy định;

(4) Quy định về việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố chưa được quy định hoặc khác với quy định trong văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên trên cơ sở điều chỉnh chức năng của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính hiện có, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác và mục tiêu cải cách hành chính nhà nước, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.

Trường hợp thành lập thêm cơ quan thì phải bảo đảm tổng số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Thành phố không vượt quá 10% khung số lượng do Chính phủ quy định;

(5) Xác định số lượng biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Thành phố quản lý căn cứ vào danh mục vị trí việc làm, quy mô dân số, thực trạng khối lượng công việc, đặc điểm an ninh, chính trị, an toàn xã hội trên địa bàn và khả năng cân đối ngân sách của Thành phố, bảo đảm tỷ lệ giữa tổng số biên chế so với tổng số dân không vượt mức tỷ lệ trung bình của cả nước trình cấp có thẩm quyền quyết định;

(6) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại Luật Thủ đô 2024.

Hội đồng nhân dân Thành phố được thành lập không quá mấy ban?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Luật Thủ đô 2024 quy định về hội đồng nhân dân Thành phố được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Hội đồng nhân dân Thành phố
...
3. Hội đồng nhân dân Thành phố được thành lập không quá 06 Ban để tham mưu về các lĩnh vực cụ thể. Ban của Hội đồng nhân dân Thành phố gồm Trưởng ban do Hội đồng nhân dân bầu; Phó Trưởng ban và các Ủy viên do Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố phê chuẩn. Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định số lượng Phó Trưởng ban bảo đảm bình quân không quá 02 người trên một Ban. Ban có bộ phận hoạt động chuyên trách để giúp giải quyết các công việc thường xuyên trong thời gian Ban không họp.

Như vậy, Hội đồng nhân dân Thành phố được thành lập không quá 06 Ban.

Lưu ý:

- Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 01/1/2025.

- Các quy định sau đây của Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025:

+ Việc quản lý, sử dụng không gian ngầm quy định tại Điều 19 Luật Thủ đô 2024;

+ Việc thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa quy định tại khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô 2024;

+ Việc phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quy định tại Điều 23 Luật Thủ đô 2024;

+ Việc thử nghiệm có kiểm soát quy định tại Điều 25 Luật Thủ đô 2024;

+ Việc thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao quy định tại Điều 40 Luật Thủ đô 2024.

Hội đồng nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?
Pháp luật
Thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân có bắt buộc phải tham gia tất cả các phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân không?
Pháp luật
Thẩm quyền phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã là của cá nhân, tổ chức nào?
Pháp luật
Từ 1/1/2025, Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân? Hội đồng nhân dân Thành phố thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Pháp luật
Hạn chế về độ tuổi tham gia Hội đồng nhân dân chuyên trách được quy định như thế nào? Công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Hội đồng nhân dân?
Pháp luật
Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị? Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân ở thành phố trực thuộc trung ương như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân có theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân không? Chánh án Tòa án nhân dân là người bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân đúng không?
Pháp luật
Các Ban của Hội đồng nhân dân phụ trách các lĩnh vực nào? Các Ban của Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh? Trường hợp Hội đồng nhân dân không còn đủ hai phần ba số đại biểu thì có hoạt động được không?
Pháp luật
Hiện nay, Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh có cơ cấu tổ chức như thế nào theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội đồng nhân dân
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
338 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội đồng nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội đồng nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào