Từ 1/1/2025, xây dựng, ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông như thế nào?
Từ 1/1/2025, xây dựng, ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định về xây dựng, ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông như sau:
(1) Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công an ban hành kế hoạch hoặc trực tiếp ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi toàn quốc và quyết định hình thức tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 73/2024/TT-BCA.
(2) Giám đốc Công an cấp tỉnh ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh và quyết định hình thức tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 73/2024/TT-BCA.
(3) Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến, địa bàn được phân công, phân cấp theo quy định của Bộ Công an, Quyết định phân công, phân cấp của Giám đốc Công an cấp tỉnh và quyết định hình thức tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 73/2024/TT-BCA.
(4) Đội trưởng các Đội: Đội Cảnh sát giao thông đường bộ cao tốc; Đội Cảnh sát giao thông; Đội Cảnh sát giao thông đường bộ; Đội Tuần tra, dẫn đoàn; Đội Cảnh sát giao thông, trật tự; Trạm trưởng Trạm Cảnh sát giao thông xây dựng kế hoạch công tác tuần và phê duyệt kế hoạch tuần tra, kiểm soát cho các Tổ Cảnh sát giao thông trực thuộc (theo mẫu quy định của Bộ Công an).
(5) Các đơn vị, địa phương đã được trang bị hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý hoạt động tuần tra, kiểm soát trên môi trường điện tử thì thực hiện việc xây dựng, phê duyệt và lưu trữ kế hoạch tuần tra, kiểm soát trên môi trường điện tử.
Từ 1/1/2025, xây dựng, ban hành kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Triển khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông ra sao?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định về triển khai kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông như sau:
- Tổ trưởng Tổ Cảnh sát giao thông: Trước khi tuần tra, kiểm soát, Tổ trưởng phải phổ biến, quán triệt cho các Tổ viên về nội dung kế hoạch tuần tra, kiểm soát và những nội dung khác có liên quan; kiểm tra công tác chuẩn bị phục vụ việc tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm; điểm danh quân số; kiểm tra trang phục; Giấy chứng minh Công an nhân dân (khi bố trí cán bộ hóa trang); điều lệnh Công an nhân dân; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; các biểu mẫu có liên quan và phương tiện kỹ thuật khác; nhắc lại vị trí công tác, nhiệm vụ của từng Tổ viên; phát lệnh tiến hành tuần tra, kiểm soát khi các điều kiện đã bảo đảm đầy đủ theo yêu cầu và an toàn.
Các đơn vị, địa phương đã được trang bị App VNeCSGT, thực hiện phát lệnh tiến hành tuần tra, kiểm soát trên App VNeCSGT.
- Tổ viên: Nắm vững nội dung kế hoạch, nhiệm vụ, vị trí, hình thức thông tin liên lạc; chủ động thực hiện công tác chuẩn bị theo sự phân công của Tổ trưởng.
- Phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện kỹ thuật khác trang bị cho Tổ Cảnh sát giao thông phải được quản lý, sử dụng theo quy định; được thống kê cụ thể trong sổ theo dõi, quản lý (theo mẫu quy định của Bộ Công an).
Quy định nội dung kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 73/2024/TT-BCA quy định về nội dung kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông bao gồm:
Thực hiện các nội dung kiểm soát theo quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 5 Điều 65 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và các quy định sau đây:
(1) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm:
- Giấy phép lái xe; chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại phương tiện giao thông có quy định phải kiểm định); chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ cần thiết khác có liên quan theo quy định (sau đây gọi chung là giấy tờ);
- Khi thông tin của các giấy tờ đã được tích hợp, cập nhật trong tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, trong cơ sở dữ liệu do Bộ Công an quản lý, vận hành thì có thể thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thông qua thông tin trong tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu; việc kiểm tra thông tin của giấy tờ trong tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia, cơ sở dữ liệu có giá trị như kiểm tra trực tiếp giấy tờ đó.
(2) Kiểm soát các điều kiện của phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, gồm các nội dung: Hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số; điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng; thiết bị giám sát hành trình, thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe theo quy định.
(3) Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong vận tải đường bộ
Kiểm soát tính hợp pháp của hàng hóa, chủng loại, khối lượng, số lượng, quy cách, kích thước; đồ vật; số người thực tế chở so với quy định được phép chở và các biện pháp bảo đảm an toàn trong vận tải đường bộ.
(4) Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thông tư 73/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện hoạt động của cơ sở cung cấp hoạt động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế là gì?
- Khiếu nại về lao động là gì? Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động được quy định thế nào?
- Nhân viên tiếp cận cộng đồng là gì? Nhiệm vụ của nhân viên tiếp cận cộng đồng là gì theo Nghị định 141?
- Bị mất giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai có được cấp lại hay không? Ai có thẩm quyền cấp lại bản sao?
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn không được quá bao nhiêu tháng? Nội dung trong hợp đồng lao động xác định thời hạn?