Từ 12/5/2024 căn cứ đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn TPHCM ra sao?
- Từ 12/5/2024 căn cứ đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn TPHCM ra sao?
- Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC, NLĐ trên địa bàn TPHCM được quy định thế nào?
- Quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị tại TPHCM theo Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ra sao?
Từ 12/5/2024 căn cứ đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn TPHCM ra sao?
Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 20/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ 12/5/2024.
Trong đó, căn cứ tại Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 20/2024/QĐ-UBND thì việc xem xét, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại TPHCM phải căn cứ vào các cơ sở sau:
- Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Bản mô tả công việc và khung năng lực vị trí việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo kế hoạch, chương trình công tác và nhiệm vụ đột xuất được giao.
- Kết quả theo dõi, đánh giá của lãnh đạo và kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng, phản ánh của các tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực thi nhiệm vụ.
- Kết quả khảo sát sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động người lao động có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
- Kết quả giải quyết các phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua các kênh thông tin chính thức của cơ quan có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Bảng lương công chức viên chức mới nhất: Tải về
Từ 12/5/2024 căn cứ đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn TPHCM ra sao? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng CBCCVC, NLĐ trên địa bàn TPHCM được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 6 Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 20/2024/QĐ-UBND, thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng được quy định như sau:
(1) Các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Thành phố Hồ Chí Minh:
- Đối với người đứng đầu là cán bộ: do cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ thực hiện.
- Đối với người đứng đầu là công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị: do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.
- Đối với cấp phó của người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý: do người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp đánh giá, xếp loại chất lượng.
Trong đó, đối với viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thể ủy quyền việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý. Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá.
- Đối với các chức danh người hoạt động không chuyên trách làm việc tại phường, xã, thị trấn: Căn cứ nguyên tắc và quy trình, tiêu chí nêu tại quy định này, người có thẩm quyền thực hiện đánh giá theo quy định pháp luật.
(2) Cấp có thẩm quyền quản lý theo quy định và phân cấp quản lý cán bộ thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh.
(3) Các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thành phố:
- Đối với người đứng đầu cơ quan Trung ương cấp Thành phố trở lên: do tập thể lãnh đạo (bao gồm người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu) cơ quan, đơn vị đó thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng.
- Đối với các trường hợp còn lại: thực hiện theo quy định tại (1).
(4) Các hội có tính chất đặc thù trên địa bàn Thành phố:
- Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch chuyên trách: cấp có thẩm quyền quản lý theo quy định và phân cấp quản lý cán bộ thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng.
- Đối với các trường hợp còn lại: thực hiện theo quy định tại (1).
- Đối với cơ quan, đơn vị thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền hoặc được phân công, phân cấp, ủy quyền thực hiện công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của khối.
- Đối với các cơ quan, đơn vị còn lại: thực hiện theo hướng dẫn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.
Quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị tại TPHCM theo Quyết định 20/2024/QĐ-UBND ra sao?
Căn cứ Điều 11 Quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 20/2024/QĐ-UBND, quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị tại TPHCM như sau:
(1) Trường hợp người đứng đầu là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng của Ban Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy: các cơ quan, đơn vị thực hiện theo Hướng dẫn của Ban Tổ chức Thành ủy.
(2) Trường hợp người đứng đầu là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố:
Các cơ quan, đơn vị gửi hồ sơ về Sở Nội vụ trước ngày 05 của tháng đầu quý tiếp theo để thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.
(3) Đối với người đứng đầu các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thành phố: sau khi hoàn thành việc báo cáo tự đánh giá và đóng góp ý kiến cho đồng nghiệp theo hướng dẫn tại điểm a và b khoản 1 Điều 11 quy định ban hành kèm theo Quyết định 20/2024/QĐ-UBND, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm dự kiến số điểm, kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng và gửi hồ sơ về Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Nội vụ) để thống nhất ý kiến trước khi quyết định.
Lưu ý:
- Chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá, xếp loại chất lượng, cơ quan, đơn vị phải thông báo công khai kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng.
- Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan, tổ chức, đơn vị công khai kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không nhất trí với kết luận đánh giá, xếp loại chất lượng thì có quyền kiến nghị.
Việc giải quyết kiến nghị do người có thẩm quyền đánh giá, xếp loại giải quyết.
Trường hợp không nhất trí với kết quả giải quyết kiến nghị thì có thể tiếp tục kiến nghị cấp trên trực tiếp giải quyết. Quyết định giải quyết kiến nghị của cấp trên trực tiếp là quyết định giải quyết kiến nghị cuối cùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?