Từ 15/5/2022, các trường cao đẳng, trung cấp có được lựa chọn số hóa giấy tờ khi người học nhập học?
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh cao đẳng, trung cấp được quy định như thế nào?
- Các trường cao đẳng, trung cấp có thể lựa chọn số hóa giấy tờ khi người học nhập học?
- Các giấy tờ nào thí sinh cần phải nộp khi trúng tuyển cao đẳng, trung cấp?
- Việc quản lý hồ sơ, sổ sách đào tạo cho chương trình cao đẳng, trung cấp được quy định ra sao?
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh cao đẳng, trung cấp được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh cao đẳng, trung cấp được quy định như sau:
"Điều 13. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh
1. Xử lý các dữ liệu đăng ký tuyển sinh trực tuyến trên trang thông tin tuyển sinh hoặc trên ứng dụng “Chọn nghề” của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Nhập dữ liệu từ hồ sơ đăng ký dự tuyển của thí sinh, nhập dữ liệu về kết quả sơ tuyển (nếu có).
3. Tổ chức, quản lý quá trình xét tuyển, thi tuyển trên phần mềm máy tính.
4. In giấy báo trúng tuyển cho thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ kết quả thi của thí sinh.
5. Cập nhật thông tin đăng ký dự tuyển và công bố danh sách thí sinh trúng tuyển trên trang thông tin điện tử của trường và phương tiện thông tin đại chúng."
Từ 15/05/2022, các trường cao đẳng, trung cấp có được lựa chọn số hóa giấy tờ khi người học nhập học?
Các trường cao đẳng, trung cấp có thể lựa chọn số hóa giấy tờ khi người học nhập học?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH thì các trường cao đẳng, trung cấp bắt buộc phải số hóa giấy tờ khi người học nhập học, cụ thể như sau:
"Điều 6. Đăng ký nhập học
1. Khi đăng ký nhập học người học phải nộp các giấy tờ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Thông tư số 05/2021/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quy chế tuyển sinh và xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Giấy tờ khi người học nhập học phải được quản lý tại đơn vị thuộc trường hoặc được số hóa để quản lý bằng các phần mềm quản lý đào tạo nếu có.
2. Người học được tổ chức thành các lớp học theo các chương trình đào tạo và ngành nghề đào tạo cụ thể, phù hợp với từng hình thức tổ chức đào tạo do hiệu trưởng quyết định.
3. Người học được cấp thẻ học sinh, sinh viên để thuận tiện cho quản lý, theo dõi trong quá trình đào tạo. Khuyến khích các trường sử dụng thẻ học sinh, sinh viên điện tử để vừa thực hiện công tác quản lý đào tạo (thi, tra cứu kết quả học tập; học trực tuyến; sử dụng tại các thư viện điện tử, phòng máy tính, phòng thí nghiệm), vừa làm phương tiện thực hiện các giao dịch về tài chính (đóng học phí, nhận kinh phí, các giao dịch thương mại điện tử...) cũng như các giao dịch xã hội khác khi được chấp nhận.
4. Trường phải cung cấp đầy đủ thông tin cho người học về mục tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của người học."
Như vậy, giấy tờ khi người học nhập học phải được quản lý tại đơn vị thuộc trường hoặc được số hóa để quản lý bằng các phần mềm quản lý đào tạo nếu có.
Các giấy tờ nào thí sinh cần phải nộp khi trúng tuyển cao đẳng, trung cấp?
Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 05/2021/TT-BLĐTBXH thì thí sinh trúng tuyển sẽ nộp những giấy tờ sau đây:
"Điều 11. Triệu tập thí sinh trúng tuyển
...
3. Thí sinh trúng tuyển vào trường cần nộp 01 bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau đây:
a) Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc kết quả khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông (tùy theo đối tượng dự tuyển);
b) Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời đối với người trúng tuyển ngay trong năm tốt nghiệp trung học phổ thông. Khi có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải nộp bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Bản sao có chứng thực các giấy tờ minh chứng để được hưởng chế độ ưu tiên theo quy định;
d) Giấy triệu tập trúng tuyển.
..."
Việc quản lý hồ sơ, sổ sách đào tạo cho chương trình cao đẳng, trung cấp được quy định ra sao?
Quản lý hồ sơ, sổ sách đào tạo được quy định tại Điều 19 Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:
Điều 19. Quản lý hồ sơ, sổ sách đào tạo
1. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ đào tạo theo quy định tại Thông tư 23/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về hồ sơ, sổ sách trong đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng; thực hiện bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ, sổ sách đào tạo theo quy định của pháp luật và quy định của Thông tư này. Trường hợp trường giải thể thì phải bàn giao hồ sơ cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
2. Hồ sơ lưu trữ vĩnh viễn
a) Văn bản phê duyệt, ban hành chương trình đào tạo; hồ sơ ban hành giáo trình hoặc tài liệu giảng dạy; văn bản quy định về tổ chức, quản lý đào tạo;
b) Văn bản phê duyệt danh sách người học trúng tuyển, danh sách lớp;
c) Bảng điểm tổng hợp kết quả học tập của người học theo học kỳ, năm học, khóa học;
d) Hồ sơ công nhận kết quả tốt nghiệp đối với đào tạo theo niên chế gồm: Quyết định thành lập hội đồng thi tốt nghiệp; danh sách người học dự thi và kết quả thi, bản in kết quả thi đối với hình thức thi trực tuyến hoặc thi bằng phần mềm chuyên biệt trên máy tính, phiếu nộp bài thi có chữ ký của người học. Hồ sơ công nhận kết quả tốt nghiệp đối với đào tạo theo tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ gồm: Quyết định thành lập hội đồng xét tốt nghiệp, biên bản họp xét tốt nghiệp, bảng điểm tổng kết toàn khóa học;
đ) Quyết định công nhận tốt nghiệp, sổ cấp phát bằng tốt nghiệp cho người học;
e) Kế hoạch đào tạo đối với khóa học, năm học;
g) Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật người học;
h) Hồ sơ liên kết đào tạo trong nước và nước ngoài.
3. Hồ sơ lưu trữ ít nhất 10 năm kể từ ngày công nhận tốt nghiệp cho người học
a) Hồ sơ tổ chức thi kết thúc môn học, mô-đun gồm: Kế hoạch thi và lịch thi; danh sách người dự thi và kết quả từng môn thi; phiếu nộp bài thi có chữ ký của người học và cán bộ coi thi; bản ghi âm, ghi hình buổi thi đối với hình thức thi trực tuyến;
b) Bảng điểm của người học gồm: Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ; điểm thi kết thúc môn học, mô-đun; bản in kết quả thi, kiểm tra đối với hình thức thi, kiểm tra trực tuyến hoặc bằng phần mềm chuyên biệt trên máy tính có chữ ký của giáo viên, giảng viên giảng dạy và cán bộ quản lý chuyên môn.
4. Hồ sơ lưu trữ ít nhất 05 năm kể từ ngày công nhận tốt nghiệp cho người học
a) Hồ sơ phúc khảo bài thi kết thúc môn học, mô-đun, thi tốt nghiệp;
b) Sổ lên lớp của từng lớp học.
5. Hồ sơ lưu trữ ít nhất 01 năm kể từ ngày công nhận tốt nghiệp cho người học
a) Đề thi đã sử dụng, bài thi, phiếu chấm thi tốt nghiệp trong đào tạo theo niên chế.
b) Thời khóa biểu và phân công giáo viên, giảng viên giảng dạy.
Thông tư 04/2022/TT-BLĐTBXH chính thức có hiệu lực từ ngày 15/05/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?