Từ 22/7/2022, tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT mà không có giấy phép rời cảng cuối cùng sẽ bị phạt 10.000.000 đồng?

Tôi muốn hỏi về giấy phép vận tải nội địa của tàu biển. Quy định sửa đổi, bổ sung đối với việc xử lý vi phạm hành chính đối với việc đăng ký, đăng kiểm giấy phép vận tải nội địa của tàu biển? Tôi xin cảm ơn!

Xử phạt vi phạm về đăng ký, đăng kiểm và giấy phép vận tải nội địa của tàu biển?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 16. Vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm và giấy phép vận tải nội địa của tàu biển
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thiếu một trong các loại tài liệu, giấy chứng nhận của tàu thuyền hoặc một trong các loại tài liệu, giấy chứng nhận đó hết giá trị sử dụng, trừ giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.
2. Đối với hành vi không có giấy phép rời cảng cuối cùng theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác tàu thuyền khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn một trong các giấy chứng nhận, tài liệu của tàu thuyền;
b) Sử dụng một trong các giấy chứng nhận, tài liệu của tàu thuyền khác.
5. Đối với hành vi không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với tàu thuyền chở khách, chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách đến dưới 100 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích dưới 500 GT;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 100 người đến dưới 300 người; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tàu thuyền chở khách từ 300 người trở lên; tàu thuyền chở dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tàu thuyền nước ngoài tham gia vận tải nội địa, thực hiện hoạt động đặc thù khi chưa có giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này."

Như vậy, vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm và giấy phép vận tải nội địa của tàu biển được quy định như trên.

Giấy phép vận tải nội địa của tàu biển, xử phạt vi phạm vi phạm hành chính về quy định về đăng ký, đăng kiểm và giấy phép vận tải nội địa của tàu biển?

Từ 22/7/2022, tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT không có giấy phép rời cảng cuối cùng sẽ bị phạt 10.000.000 đồng?

Sửa đổi bổ sung quy định xử phạt về đăng ký, đăng kiểm và giấy phép vận tải nội địa của tàu biển?

Căn cứ khoản 8 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung như sau:

"8. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 7 Điều 16 như sau:
“2. Đối với hành vi không có giấy phép rời cảng cuối cùng theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
7. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền trưởng có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”."

Như vậy, vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm và giấy phép vận tải nội địa của tàu biển được sửa đổi bổ sung như trên.

Các hành vi, tài liệu về đăng ký, đăng kiểm giấy phép vận tải nội địa của tàu biển?

Căn cứ quy định tại Điều 10 Thông tư 130/2014/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 143/2018/TT-BQP) như sau:

“Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký, đăng kiểm quy định tại Điều 16 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP
1. Các loại tài liệu, giấy chứng nhận của tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 162/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Thông tư số 41/2016/TT-BGTVT ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về Danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển và tàu công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động Việt Nam và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Giấy phép rời cảng cuối cùng quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP là văn bản do Cảng vụ hàng hải hoặc cơ quan có thẩm quyền nơi tàu thuyền rời cảng cuối cùng cấp hoặc xác nhận theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 về quản lý hoạt động hàng hải.
Trường hợp tàu biển đã được cấp giấy phép rời cảng mà vẫn lưu lại tại cảng quá 24 giờ kể từ thời điểm tàu biển được phép rời cảng, tàu biển đó phải làm lại thủ tục rời cảng theo quy định tại Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015.”

Như vậy, các hành vi, tài liệu về đăng ký, đăng kiểm giấy phép vận tải nội địa của tàu biển được quy định như trên.

Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/7/2022.

Vận tải nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phạm vi hoạt động của phương tiện thủy Việt Nam? Danh mục các tuyến đường thuỷ quy định, các tuyến quá cảnh và cảng, bến cảng, cụm cảng hiện nay?
Pháp luật
Thành phần, số lượng hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục cấp Giấy phép vận tải nội địa cho tàu biển nước ngoài?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép vận tải nội địa năm 2022? Cơ quan nào thực hiện cấp Giấy phép vận tải nội địa cho tàu biển nước ngoài?
Pháp luật
Từ 22/7/2022, tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT mà không có giấy phép rời cảng cuối cùng sẽ bị phạt 10.000.000 đồng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận tải nội địa
2,449 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vận tải nội địa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vận tải nội địa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào