Từ 25/05/2022, quy định pháp luật về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư được thay đổi như thế nào?

Thông tư 24/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 48/2019/TT-BTC của Bộ Tài chính được ban hành ngày 07/04/2022. Quy định về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư được được sửa đổi, bổ sung như thế nào theo quy định tại Thông tư này?

Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư được hiểu như thế nào theo quy định của pháp luật?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 48/2019/TT-BTC, theo đó:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ và dự phòng tổn thất có thể xảy ra do suy giảm giá trị khoản đầu tư khác của doanh nghiệp vào các tổ chức kinh tế nhận vốn góp (không bao gồm các khoản đầu tư ra nước ngoài).
..."

Từ 25/05/2022 quy định về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư được thay đổi như thế nào?

Từ 25/05/2022 quy định về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư được thay đổi như thế nào?

Đối tượng lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư theo quy định tại Thông tư 24/2022/TT-BTC?

Trước đây tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư, theo đó:

Đối tượng lập dự phòng là các loại chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành theo quy định của pháp luật chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm có đủ các điều kiện sau:

- Là chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước mà doanh nghiệp đang đầu tư.

- Là chứng khoán được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm giá chứng khoán thực tế trên thị trường thấp hơn giá trị của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán.

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-BTC, theo đó sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 48/2019/TT-BTC về đối tượng lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư như sau:

“a) Đối tượng lập dự phòng là các loại chứng khoán do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành theo quy định của pháp luật, thuộc sở hữu của doanh nghiệp, đang được niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán trong nước, được tự do mua bán trên thị trường và giá chứng khoán thực tế trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm thấp hơn giá trị của khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán.
Đối tượng lập dự phòng nêu trên không bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương.”

Như vậy, qua quy định trên có thể thấy được thay đổi về đối tượng lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư.

Tính mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán theo Thông tư 24/2022/TT-BTC?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2022/TT-BTC thì mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoản được thay đổi, bổ sung như sau:

Mức trích dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

=

Giá trị khoản đầu tư chứng khoán đang hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm

-

Số lượng chứng khoán doanh nghiệp đang sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm

X

Giá chứng khoán thực tế trên thị trường

- Đối với chứng khoán đã niêm yết (bao gồm cả cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng khoán phái sinh, chứng quyền có đảm bảo đã niêm yết): giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm.

Trường hợp chứng khoán đã niêm yết trên thị trường mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước ngày trích lập dự phòng thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Trường hợp tại ngày trích lập dự phòng, chứng khoán bị hủy niêm yết hoặc bị đình chỉ giao dịch hoặc bị ngừng giao dịch thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

- Đối với cổ phiếu đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết và các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa dưới hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng (Upcom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá tham chiếu bình quân trong 30 ngày giao dịch liền kề gần nhất trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm do Sở Giao dịch chứng khoán công bố. Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã đăng ký giao dịch trên thị trường Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp xác định mức trích dự phòng cho từng khoán đầu tư chứng khoán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

- Đối với trái phiếu doanh nghiệp đã niêm yết, đăng ký giao dịch, giá trái phiếu trên thị trường là giá giao dịch gần nhất tại Sở Giao dịch chứng khoán trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Trường hợp không có giao dịch trong vòng 10 ngày tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp không thực hiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư này.

Thông tư 24/2022/TT-BTC chính thức có hiệu lực vào ngày 25/05/2022.

Đầu tư TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư có được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp? Thời điểm trích lập dự phòng?
Pháp luật
Theo quy định hiện hành, muốn có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì cần thực hiện những thủ tục nào?
Pháp luật
Đối tượng lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán có bao gồm trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh?
Pháp luật
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì có mấy hình thức đầu tư và cụ thể là những hình thức đầu tư nào?
Pháp luật
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư là gì? Công thức tính mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán?
Pháp luật
Đối tượng lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán bao gồm những loại chứng khoán nào?
Pháp luật
Theo quy định mới nhất, các khoản đầu tư chứng khoán thuộc đối tượng lập dự phòng tổn thất có gì thay đổi?
Pháp luật
Có cần thể hiện mã HS code trên Giấy phép kinh doanh khi Giấy phép kinh doanh được điều chỉnh hay không?
Pháp luật
Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư đang có hiệu lực hiện nay?
Pháp luật
Đầu tư mở rộng kinh doanh năng lượng mặt trời có thuộc trường hợp được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đầu tư
4,945 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đầu tư Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đầu tư Xem toàn bộ văn bản về Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào