Người dân từ chối việc tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 thì có bị xử phạt không?
- Covid-19 có nằm trong danh sách bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin bắt buộc không?
- Người ở vùng có dịch Covid-19 có phải là đối tượng sử dụng vắc xin bắt buộc không?
- Mức phạt đối với hành vi không sử dụng vắc xin trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch là bao nhiêu tiền?
Covid-19 có nằm trong danh sách bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin bắt buộc không?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 38/2017/TT-BYT liệt kê danh sách các bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch như sau:
TT | Tên bệnh truyền nhiễm | Vắc xin, sinh phẩm y tế sử dụng |
1 | Bệnh bạch hầu | Vắc xin bạch hầu phối hợp có chứa thành phần bạch hầu |
2 | Bệnh bại liệt | Vắc xin bại liệt đa giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần bại liệt |
3 | Bệnh ho gà | Vắc xin ho gà phối hợp có chứa thành phần ho gà |
4 | Bệnh rubella | Vắc xin rubella đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần rubella |
5 | Bệnh sởi | Vắc xin sởi đơn giá hoặc vắc xin phối hợp có chứa thành phần sởi |
6 | Bệnh tả | Vắc xin tả |
7 | Bệnh viêm não Nhật Bản B | Vắc xin viêm não Nhật Bản B |
8 | Bệnh dại | Vắc xin dại, huyết thanh kháng dại |
Như vậy, có thể thấy trong danh sách này, các bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch bao gồm: Bệnh bạch hầu, Bệnh bại liệt, Bệnh ho gà, Bệnh rubella, Bệnh sởi, Bệnh tả, Bệnh viêm não Nhật Bản B và Bệnh dại. Theo đó, Covid-19 hiện không nằm trong danh sách các bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
Từ chối việc tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 thì có bị xử phạt không?
Người ở vùng có dịch Covid-19 có phải là đối tượng sử dụng vắc xin bắt buộc không?
Theo quy định tại Điều 29 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 như sau:
“Điều 29. Sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc
1. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.
2. Trẻ em, phụ nữ có thai phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc đối với các bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng.
3. Cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em và mọi người dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cơ sở y tế có thẩm quyền trong việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.
4. Miễn phí sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc trong các trường hợp sau:
a) Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch;
b) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch;
c) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này.”
Căn cứ quy định pháp luật, người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh.
Như vậy, đối với Covid-19, hiện nay bệnh truyền nhiễm này không nằm trong danh sách các bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc nên chưa có chế tài xử phạt đối với hành vi từ chối không tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch Covid-19 và đến vùng có dịch Covid-19 vẫn nằm trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế vì bệnh này hiện đã có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh. Do đó, người sống tại vùng dịch Covid-19 và đến vùng có dịch Covid-19 nên thực hiện tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.
Mức phạt đối với hành vi không sử dụng vắc xin trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch là bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi không sử dụng vắc xin trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch nói chung là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, cụ thể như sau:
“Điều 9. Vi phạm quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế
…
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không sử dụng hoặc cản trở việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh trong trường hợp có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch theo yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền;”
Trong tương lai, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu việc tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 là bắt buộc để phòng ngừa diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh thì hành vi từ chối sử dụng vắc xin phòng ngừa Covid-19 có thể sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?