Từ nay đến ngày 30/9/2022, mỗi tòa án nhân dân phải tổ chức ít nhất bao nhiêu phiên tòa trực tuyến?
Từ ngày 10/8/2022 đến ngày 30/9/2022 thì mỗi tòa án phải tổ chức bao nhiêu phiên tòa trực tuyến?
Căn cứ vào Công văn 58/TANDTC-TĐKT năm 2022 đã có những nội dung hướng dẫn như sau:
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Căn cứ Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội về tổ chức phiên thu trực tuyến, Thông tư liên tịch số 05/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP ngày 15 tháng 12 năm 2021 của liên bộ Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư Pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Tòa án nhân dân tối cao đề nghị các đơn vị Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm việc tổ chức xét xử phiên tòa trực tuyến theo quy định. Cụ thể: trọng thời gian từ nay đến ngày 30/9/2022, mỗi đơn vị Tòa án nhân dân phải tổ chức ít nhất từ 03 phiên tòa trực tuyến trở lên (đặc biệt quan tâm tổ chức xét xử trực tuyến đối với các vụ án hành chính); đây là tiêu chí bắt buộc để các đơn vị, cụm thi đua binh xét thi đua và đề nghị khen thưởng năm 2022.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Thi đua-Khen thưởng) để tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định./.
Theo đó thì các đơn vị Tòa án nhân dân các cấp phải tổ chức mỗi tháng ít nhất 03 phiên tòa trực tuyến trong thời gian từ ngày 10/8/2022 đến ngày 30/9/2022.
Từ nay đến ngày 30/9/2022, mỗi tòa án nhân dân phải tổ chức ít nhất bao nhiêu phiên tòa trực tuyến?
Sẽ có những ai tham gia phiên tòa trực tuyến?
Căn cứ vào Điều 10 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP-BTP quy định như sau:
Thành phần tham gia
1. Tại điểm cầu trung tâm, thành phần tham gia bắt buộc gồm Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án.
Đương sự, bị hại; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; người bào chữa, người tham gia tố tụng khác (nếu có) tham gia tại điểm cầu trung tâm nếu họ lựa chọn hoặc Tòa án triệu tập.
Trường hợp phiên tòa được tổ chức công khai thì Tòa án có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cá nhân, cơ quan, tổ chức tham dự phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tại điểm cầu thành phần:
a) Đối với vụ án hình sự mà điểm cầu thành phần được đặt tại cơ sở giam giữ thì thành phần tham gia gồm: bị cáo, người bào chữa; người phiên dịch, cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ và Kiểm sát viên, công chức khác thuộc Viện kiểm sát (nếu có). Trường hợp bị cáo là người dưới 18 tuổi thì bố trí người đại diện hợp pháp của họ tham gia tại điểm cầu này, trừ trường hợp họ đề nghị tham gia tại điểm cầu trung tâm.
Trường hợp điểm cầu thành phần đặt tại trụ sở Tòa án khác thì thành phần tham gia gồm: bị cáo, bị hại, đương sự; người tham gia tố tụng khác; công chức Tòa án nơi đặt điểm cầu thành phần hỗ trợ tổ chức phiên tòa; Kiểm sát viên, công chức khác thuộc Viện kiểm sát (nếu có); cán bộ, sỹ quan, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ; cảnh sát hỗ trợ tư pháp (nếu thấy cần thiết);
b) Đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà điểm cầu thành phần được đặt tại nơi đương sự hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lựa chọn được Tòa án chấp nhận thì thành phần tham gia gồm: người tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có).
3. Đối với vụ án có người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thì họ tham gia phiên tòa tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí hoặc chấp nhận.
Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự không thể tham gia phiên tòa tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí hoặc chấp nhận thì phải có văn bản đề nghị Tòa án cho phép tham gia phiên tòa tại điểm cầu mình tự bố trí. Điểm cầu thành phần của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự phải bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 5 của Thông tư liên tịch này.
Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự được quyền trao đổi với bị cáo, bị hại, đương sự khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý.
Như vậy, thành phần thao gia phiên tòa trực tuyến được thực hiện theo quy định nêu trên.
Những người tham gia phiên tòa trực tuyến phải đảm bảo các yêu cầu gì?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BCA-BQP-BTP quy định như sau:
Yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến
1. Tuân thủ quy định nội quy phòng xử án.
2. Luôn để thiết bị điện tử ở trạng thái mở camera và bật âm thanh micro; khi được yêu cầu thì mới phát biểu.
3. Không được tạo các tạp âm khác trong khi thiết bị điện tử đang để chế độ mở tiếng, gây ảnh hưởng đến phiên tòa.
4. Người tham gia phiên tòa phải mặc trang phục nghiêm chỉnh; không đứng dậy hay rời đi trong thời gian xét xử khi chưa được chủ tọa phiên tòa cho phép; không chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh, phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến, phát trực tiếp phiên tòa trên không gian mạng.
5. Đương sự, bị hại, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại tham gia phiên tòa trực tuyến phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân (như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý) để đối chiếu.
Trường hợp đương sự ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thì người được ủy quyền còn phải xuất trình văn bản ủy quyền.
Như vậy, những người tham gia phiên tòa trực tuyến cần phải đảm bảo những yêu cầu theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?