Từ ngày 01/03/2023, giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên được cử đi bồi dưỡng có được hưởng nguyên lương không?
Giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên là ai? Tiêu chuẩn đối với giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT, giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên được định nghĩa là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục tại Trung tâm, tham gia giảng dạy các chương trình giáo dục, đào tạo sau:
- Chương trình xóa mù chữ.
- Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở để cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông cho đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, đối tượng trong độ tuổi học phổ thông;
- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực:
Giáo dục pháp luật, văn hóa, xã hội, thể thao, nghệ thuật, môi trường, sức khỏe, kinh tế, tài chính; các chương trình giáo dục kỹ năng; các chương trình chuyển giao công nghệ trong lao động, sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động.
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp bao gồm:
+ Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, kiến thức văn hóa;
+ Bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác tại vùng dân tộc, miền núi;
+ Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên; bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông về giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp;
+ Các chương trình bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Các chương trình bồi dưỡng khác nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo kế hoạch của địa phương và nhu cầu học tập suốt đời của người dân.
Về tiêu chuẩn đối với giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên, Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT xác định:
- Giáo viên giảng dạy các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định như giáo viên phổ thông tương ứng với từng cấp học.
- Giáo viên tham gia giảng dạy các chương trình giáo dục, đào tạo để lấy chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân phải đảm bảo các điều kiện về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
- Giáo viên tham gia giảng dạy các chương trình giáo dục khác của Trung tâm phải đảm bảo các điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ do giám đốc Trung tâm quy định.
Từ ngày 01/03/2023, giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên được cử đi bồi dưỡng có được hưởng nguyên lương không? (Hình từ Internet)
Từ ngày 01/03/2023, giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên được cử đi bồi dưỡng sẽ được hưởng nguyên lương đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng và chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn đối với nhà giáo được cử đi bồi dưỡng
1. Nhà giáo được cử đi bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao (sau đây gọi chung là bồi dưỡng) phải thực hiện đầy đủ chương trình, kế hoạch học tập trong thời gian bồi dưỡng; chấp hành pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ sở bồi dưỡng; giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở bồi dưỡng.
2. Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được cử đi bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và các chế độ khác theo quy định của pháp luật
3. Nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia các lớp bồi dưỡng được hưởng quyền và lợi ích theo quy định của pháp luật.
4. Nhà giáo khi tham gia các khóa bồi dưỡng phải có cam kết về thời gian làm việc tại đơn vị chủ quản sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
5. Nhà giáo được cử đi bồi dưỡng, thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn phải có trách nhiệm lưu trữ và báo cáo đề cương, kết quả bồi dưỡng, thực tập.
Như vậy, theo quy định trên thì khi được cử đi tham gia các chương trình bồi dưỡng, giáo viên giáo dục nghề nghiệp tại trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ được hưởng nguyên lương cho những ngày tham gia chương trình bồi dưỡng và các chế độ khác theo quy định pháp luật.
Kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được lấy từ đâu?
Kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH.
Cụ thể như sau:
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được đảm bảo từ các nguồn sau:
+ Nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Nguồn thu từ học phí, thu hoạt động sự nghiệp;
+ Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được đảm bảo từ nguồn tài chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?