Từ ngày 01/1/2025, biện pháp cảnh vệ đối với sự kiện đặc biệt quan trọng như thế nào? Áp dụng các biện pháp đó ra sao?
Từ ngày 01/1/2025, biện pháp cảnh vệ đối với sự kiện đặc biệt quan trọng như thế nào? Áp dụng các biện pháp đó ra sao?
Căn cứ theo Điều 14 Luật Cảnh vệ 2017 được bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 quy định biện pháp cảnh vệ đối với sự kiện đặc biệt quan trọng như sau:
Biện pháp cảnh vệ đối với sự kiện đặc biệt quan trọng
1. Căn cứ quy mô, tính chất, địa điểm và tình hình an ninh, trật tự tại thời điểm tổ chức sự kiện, đối tượng cảnh vệ quy định tại khoản 4 Điều 10 của Luật này được áp dụng một hoặc các biện pháp cảnh vệ sau đây:
a) Tuần tra, canh gác khu vực, địa điểm tổ chức;
b) Tạm đình chỉ các hoạt động giao thông trong khu vực, địa điểm tổ chức;
c) Kiểm tra an ninh, kiểm soát người, đồ vật, phương tiện ra, vào khu vực, địa điểm tổ chức;
d) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
2. Đối với đại biểu khi tham dự sự kiện quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 4 Điều 10 của Luật này, được áp dụng biện pháp cảnh vệ sau đây:
a) Tuần tra, canh gác nơi ở tập trung của đại biểu;
b) Kiểm tra an ninh, an toàn phương tiện đưa và đón đại biểu;
c) Kiểm tra thức ăn, nước uống, đồ vật, phương tiện ra, vào khu vực nơi ở tập trung của đại biểu;
d) Tổ chức lực lượng và phương tiện nghiệp vụ chuyên dùng khi đại biểu hoạt động tập thể với số lượng đông, nhiều đoàn đi bằng ô tô, tàu hỏa hoặc tàu thuyền;
đ) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết các biện pháp cảnh vệ quy định tại Điều này.
Như vậy, từ ngày 01/1/2025, biện pháp cảnh vệ đối với sự kiện đặc biệt quan trọng, áp dụng cụ thể như sau:
(1) Căn cứ quy mô, tính chất, địa điểm và tình hình an ninh, trật tự tại thời điểm tổ chức sự kiện, đối tượng cảnh vệ quy định tại khoản 4 Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017 sửa đổi điểm đ bởi điểm đ khoản 3 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024.
Cụ thể sự kiện đặc biệt quan trọng bao gồm:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng;
+ Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
+ Kỳ họp của Quốc hội;
+ Phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
+ Hội nghị, lễ hội do Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức có đối tượng cảnh vệ quy định tại các điểm a, b, c hoặc d khoản 1 Điều 14 Luật Cảnh vệ 2017 tham dự;
Đại hội đại biểu toàn quốc do tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương tổ chức; hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam có đối tượng cảnh vệ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 hoặc điểm a khoản 2 Điều 14 Luật Cảnh vệ 2017 tham dự.
Được áp dụng một hoặc các biện pháp cảnh vệ sau đây:
- Tuần tra, canh gác khu vực, địa điểm tổ chức;
- Tạm đình chỉ các hoạt động giao thông trong khu vực, địa điểm tổ chức;
- Kiểm tra an ninh, kiểm soát người, đồ vật, phương tiện ra, vào khu vực, địa điểm tổ chức;
- Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
(2) Đối với đại biểu khi tham dự sự kiện quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 4 Điều 10 Luật Cảnh vệ 2017 sửa đổi điểm đ bởi điểm đ khoản 3 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024, được áp dụng biện pháp cảnh vệ sau đây:
- Tuần tra, canh gác nơi ở tập trung của đại biểu;
- Kiểm tra an ninh, an toàn phương tiện đưa và đón đại biểu;
- Kiểm tra thức ăn, nước uống, đồ vật, phương tiện ra, vào khu vực nơi ở tập trung của đại biểu;
- Tổ chức lực lượng và phương tiện nghiệp vụ chuyên dùng khi đại biểu hoạt động tập thể với số lượng đông, nhiều đoàn đi bằng ô tô, tàu hỏa hoặc tàu thuyền;
- Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia 2004 và Luật Công an nhân dân 2018.
Từ ngày 01/1/2025, biện pháp cảnh vệ đối với sự kiện đặc biệt quan trọng như thế nào? Áp dụng các biện pháp đó ra sao? (Hình ảnh Internet)
Người muốn vào lực lượng Cảnh vệ phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn nào?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Cảnh vệ 2017 quy định điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ gồm:
- Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam, nữ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ lâu dài trong lực lượng Cảnh vệ.
- Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với tính chất đặc thù công tác cảnh vệ.
- Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ.
Lực lượng Cảnh vệ gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật Cảnh vệ 2017 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 quy định lực lượng Cảnh vệ gồm:
- Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ thuộc Bộ Công an; cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ của đơn vị thuộc phòng của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định khi cần thiết, căn cứ yêu cầu bảo vệ đối tượng cảnh vệ;
- Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ của Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng.
Lưu ý: Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?