Từ ngày 01/6/2022, thời gian nộp phí dịch vụ hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số theo quy định mới nhất là bao nhiêu ngày?
Khái niệm chứng thư số là gì?
Dựa vào khoản 6 Điều 2 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 2140/QĐ-BTC năm 2020 thì khái niệm chứng thư số được quy định như sau: “Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. Chứng thư số bao gồm các loại sau:
- Phân loại theo đối tượng sử dụng:
+ “Chứng thư số cá nhân” chứa thông tin định danh của cá nhân; dùng để xác nhận chữ ký số của cá nhân.
+ “Chứng thư số cơ quan, tổ chức” chứa thông tin định danh của cơ quan, tổ chức; dùng để xác nhận chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
+ “Chứng thư số thiết bị, dịch vụ, phần mềm” chứa thông tin định danh được gán cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm; dùng để xác nhận tính hợp lệ của thiết bị, dịch vụ, phần mềm; bao gồm và không giới hạn trong phạm vi các loại sau: chứng thư số Web Server (SSL), VPN Server, Mail Server, Code Signing.
- Phân loại theo tổ chức cung cấp:
+ “Chứng thư số chuyên dùng” là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức ngoài Bộ Tài chính cung cấp (không bao gồm Ban Cơ yếu Chính phủ trong phạm vi Quy chế này).
+ “Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ” là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ) cung cấp.
+ “Chứng thư số công cộng” là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp.
+ “Chứng thư số nước ngoài” là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cung cấp.
Thời gian nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra chứng thư số
Trường hợp nào thì được sử dụng chứng thư số?
*Đối với chứng thư số chuyên dùng Chính phủ
Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 2140/QĐ-BTC năm 2020 ban hành quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài Chính quy định về sử dụng chứng thư số chuyên dùng Chính phủ trong các trường hợp sau:
- Ký số văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành điện tử; hồ sơ, chứng nhận điện tử trong các thủ tục hành chính công trực tuyến, dịch vụ công trực tuyến; trong các giao dịch điện tử khác theo quy định của pháp luật;
- Xác thực khi đăng nhập hệ thống thông tin;
- Mã hóa dữ liệu, tệp tin lưu trữ trên thiết bị hoặc trao đổi giữa các cá nhân, tổ chức;
- Xác thực thiết bị, dịch vụ, phần mềm; mã hóa kết nối giữa các thiết bị, dịch vụ, phần mềm.
*Đối với chứng thư số chuyên dùng, chứng thư số công cộng
Theo khoản 1 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 2140/QĐ-BTC năm 2020 ban hành quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài Chính quy định các hoạt động được sử dụng chứng thư số chuyên dùng, chứng thư số công cộng là:
- Ký số trong các giao dịch điện tử phục vụ hoạt động sự nghiệp, kinh doanh của đơn vị; các giao dịch điện tử khác theo quy định của pháp luật;
- Xác thực khi đăng nhập hệ thống thông tin để thực hiện giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật;
- Mã hóa dữ liệu, tệp tin lưu trữ trên thiết bị hoặc trao đổi giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Bộ Tài chính;
- Xác thực thiết bị, dịch vụ, phần mềm; mã hóa kết nối giữa các thiết bị, dịch vụ, phần mềm.
*Đối với chứng thư số nước ngoài
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 2140/QĐ-BTC năm 2020 ban hành quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài Chính quy định về các trường hợp được sử dụng chứng thư số nước ngoài cụ thể là:
- Tổ chức, đơn vị được sử dụng chứng thư số nước ngoài để xác thực thiết bị, dịch vụ, phần mềm; mã hóa tệp tin, dữ liệu truyền nhận, kết nối giữa các thiết bị, dịch vụ, phần mềm.
- Cá nhân, tổ chức, đơn vị chỉ sử dụng chứng thư số nước ngoài để ký số trong trường hợp thực hiện các hiệp định, Nghị định thư ký kết với nước ngoài, các vai trò trong tổ chức quốc tế có yêu cầu sử dụng chữ ký số nước ngoài.
Pháp luật có quy định thời gian nộp phí dịch vụ hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số không?
Tại Điều 5 Thông tư 19/2022/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về thời gian nộp phí dịch vụ hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số cụ thể như sau:
*Đối với người nộp phí
Thời hạn nộp phí dịch vụ hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số được quy định là người nộp phí kê khai, nộp phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số cho tổ chức thu phí theo quý, chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
*Đối với tổ chức thu phí
Thời hạn đối với tổ chức thu phí được quy định là chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc Nhà nước.
Như vậy, thời gian nộp phí dịch hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư số đối với người nộp phí sẽ là theo quý, chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo; thời gian nộp phí đối với tổ chức thu phí chậm nhất là ngày 05 hàng tháng.
Thông tư 19/2022/TT-BTC chính thức có hiệu lực từ ngày 01/6/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?